logo

Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về lực ma sát là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ

- Lực ma sát lăn xuất hiện:

+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.

- Ví dụ:

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Lực ma sát dưới đây nhé


Kiến thức tham khảo về lực ma sát. 


I. Lực ma sát trượt

1. Khái niệm lực ma sát trượt 

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

2. Độ lớn của lực ma sát trượt có đặc điểm gì, phụ thuộc yếu tố nào?

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.

3. Hệ số ma sát trượt

- Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt.

- Ký hiệu: 

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ (ảnh 2)

- Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc

4. Công thức tính lực ma sát trượt

– Công thức: Fmst = μt.N


II. Lực ma sát lăn

1.  Khái niệm lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn, độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác

=-> Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.

- Ví dụ: 

+  Khi đẩy hàng bằng xe đẩy thì bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường.\

+ Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường có lực ma sát lăn

+ Lực ma sát giữa các viên bi trong ổ bi với thành đờ của ổ bi là lực ma sát lăn.

+ Khi dịch chuyển vật nặng có thể đặt vật lên kệ có con lăn ở dưới để đẩy vật nhẹ nhàng. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn.

+ Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn, lực ma sát giũa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ (ảnh 3)

2. Đặc điểm lực ma sát lăn

+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.

+ Phương song song với bề mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

- Công thức xác định lực ma sát lăn: Fmsl = μl.N

3. Vai trò của lực ma sát lăn

Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.


III. Lực ma sát nghỉ

1. Khái niệm về lực ma sát nghỉ:

[ĐÚNG NHẤT] Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Cho ví dụ (ảnh 4)
Chiếc xe hoen gỉ này có tuổi thọ gần trăm năm và vẫn nằm yên ở đó theo thời gian nhờ lực ma sát nghỉ.​

- Một chiếc xe đứng yên trên mặt đất, trọng lực  tác dụng lên xe cân bằng với phản lực của mặt đất tác dụng lên xe. - Vào một ngày đẹp trời bạn muốn bán chiếc xe cũ kỹ cho mấy bác buôn sắt vụn để đóng góp cho quỹ từ thiện của thế giới, bạn quyết định kéo chiếc xe này ra khỏi bãi đỗ của nó bằng một lực . Thật ngạc nhiên mặc dù đã cố hết sức nhưng nó vẫn không nhúc nhích, điều gì đã giữ cho chiếc xe này đứng yên, đâu còn lực nào tác dụng vào nó đâu?

- Theo định luật I Newton một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên nếu không chịu tác dụng của lực nào, hoặc hợp các lực tác dụng vào nó bằng không, điều này chứng tỏ tồn tại một loại lực cân bằng với lực kéo của bạn. Lực đó gọi là lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực tác dụng.

- Lưu ý: nếu lực tác dụng của bạn vào chiếc xe là 1N và chiếc xe không chuyển động khi đó lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng 1N. Nếu lực tác dụng của bạn là 100N và chiếc xe vẫn chưa chuyển động thì lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng 100N.

2. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Lực ma sát nghỉ có:

+ Điểm đặt lên vật (sát bề mặt tiếp xúc).

+ Phương song song với mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc) hoặc chiều chuyển động của vật.

- Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022