Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát lăn là gì? Cho ví dụ” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lực ma sát lăn do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo
- Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn, độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác
=> Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.
- Ví dụ:
+ Khi đẩy hàng bằng xe đẩy thì bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường.\
+ Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường có lực ma sát lăn
+ Lực ma sát giữa các viên bi trong ổ bi với thành đờ của ổ bi là lực ma sát lăn.
+ Khi dịch chuyển vật nặng có thể đặt vật lên kệ có con lăn ở dưới để đẩy vật nhẹ nhàng. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn.
+ Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn, lực ma sát giũa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Lực ma sát lăn dưới đây nhé!
- Trong vật lý học, ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. (Nói đơn giản là các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.)
- Có 3 lực ma sát ;
+ Lực ma sát trượt
+ Lực ma sát lăn
+ Lực ma sát nghỉ
* Các lực ma sát sinh ra khi :
+ Lực ma sát trượt : sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
+ Lực ma sát lăn : Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. + Lực ma sát nghỉ : Khi đẩy 1 vật, lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
1. Khái niệm của lực ma sát lăn
- Lực ma sát lăn là lực ngăn cản sự lăn của các vật có hình tròn hay nói cách khác là cản trở chuyển động lăn, độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác
=> Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.
2. Đặc điểm lực ma sát lăn
+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
+ Phương song song với bề mặt tiếp xúc.
+ Chiều ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.
- Công thức xác định lực ma sát lăn
Fmsl = μl.N
3. Vai trò của lực ma sát lăn
- Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.
- Ví dụ:
+ Khi đẩy hàng bằng xe đẩy thì bánh xe lăn trên mặt đường, xuất hiện lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường.\
+ Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường có lực ma sát lăn
+ Lực ma sát giữa các viên bi trong ổ bi với thành đờ của ổ bi là lực ma sát lăn.
+ Khi dịch chuyển vật nặng có thể đặt vật lên kệ có con lăn ở dưới để đẩy vật nhẹ nhàng. Ma sát giữa con lăn với mặt trượt là ma sát lăn.
+ Khi lăn một thùng phuy trên mặt sàn, lực ma sát giũa vỏ thùng phuy với mặt sàn là lực ma sát lăn.