logo

Hai lực trực đối là hai lực

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hai lực trực đối là hai lực” cùng với những kiến thức tham khảo về Lực là tài liệu đắt giá môn Vật lý 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Hai lực trực đối là hai lực

A.  Có cùng độ lớn, cùng chiều.

B. Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 

C. Có cùng độ lớn, ngược chiều.

D. Có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. 

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 

Hai lực trực đối là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Lực dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về Lực 


1. Lực là gì?

Trong vật lý học, lực (Tiếng Anh: force) là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng. Trong hệ đo lường SI nó có đơn vị là newton và ký hiệu là F.

Định luật thứ hai của Newton ở dạng ban đầu phát biểu rằng tổng lực tác dụng lên một vật bằng với tốc độ thay đổi của động lượng theo thời gian. Nếu khối lượng của vật không đổi, định luật này hàm ý rằng gia tốc của vật tỷ lệ thuận với tổng lực tác dụng lên nó, cũng như theo hướng của tổng lực, và tỷ lệ nghịch với khối lượng của vật. 

[ĐÚNG NHẤT] Hai lực trực đối là hai lực

2. Đặc điểm của lực

- Gốc của lực tạo điểm đặt lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài của lực sẽ tỷ lệ với cường độ lực theo một tỷ lệ cho trước.

- Kí hiệu của lực là F


3. Hai lực cân bằng là gì?

- Hai lực cân bằng là hai lực có độ lớn như nhau (hay còn nói là mạnh như nhau). Hai lực này có cùng phương nhưng ngược chiều và phải cùng tác dụng vào một vật.

- Người ta cũng có thể phát biểu về hai lực cân bằng như sau: Nếu chỉ có hai lực cùng tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng.

[ĐÚNG NHẤT] Hai lực trực đối là hai lực (ảnh 2)

- Hai lực cân bằng có đặc điểm

+ Về điểm đặt của lực: Có cùng điểm đặt (cùng tác dụng vào một vật).

+ Về phương của lực: Có cùng phương.

+ Về chiều của lực: ngược chiều nhau.

+ Về cường độ: Có cường độ bằng nhau


4. Ứng dụng của lực vào đời sống hằng ngày

Trong cuộc sống thực tiễn, một số loại lực được ứng dụng thường xuyên như sau:

- Trọng lực

- Lực đàn hồi

- Lực ma sát

- Lực đẩy Ác-si-mét

Sử dụng kiến thức của bài viết này chúng ta có thể giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn:

+ Tuyết rơi và mưa rơi (ứng dụng trọng lực)

+ Dây chun, bắn cung, cầu bậc của vận động viên nhảy cầu, lò xo trong nắp bút bi (lực đàn hồi)

+ Viết phấn trên bảng, cầm nắm vật (lực ma sát)

+ Tàu ngầm dưới biển (lực đẩy ác – si – mét)


5. Một số loại lực cơ học hiện nay

a. Lực hấp dẫn

Khái niệm: Lực hấp dẫn là lực khiến cho các vật có trọng lượng. Khi bạn leo lên bàn cân thì cái cân cho bạn biết trọng lượng tác dụng lên cơ thể bạn là bao nhiêu. Công thức xác định trọng lượng sẽ là trọng lượng bằng khối lượng nhân với hằng số trọng trường. Trên Trái đất, hằng số trọng trường thường có giá trị là 9,8 m/s2

Công thức tính: Nhà khoa học Isaac Newton đã phát triển lý thuyết vạn vật hấp dẫn của ông vào những năm 1680. Ông tìm thấy rằng lực hấp dẫn đều có thể tác dụng lên tất cả vật chất; và là một hàm của khối lượng lẫn khoảng cách. Mỗi vật khi hút lấy mỗi vật khác với một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Do vậy, hiểu rõ lực hấp dẫn là gì? Công thức thường được biểu diễn như sau: 

Fhd = G (m1.m2) / r2 

Trong đó:

- Fhd  là lực hấp dẫn

- m1, m2 là khối lượng của hai vật

- r là khoảng cách giữa hai vật

- G là hằng số vạn vật hấp dẫn

Các phương trình Newton hoạt động cực kì tốt trong việc dự đoán những vật thể như các hành tinh trong hệ mặt trời hành xử như thế nào.

b. Lực đàn hồi

Khái niệm: Lực đàn hồi được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Vật đàn hồi thường rất đa dạng; Có thể là dây chun, lò xo hoặc cũng có thể là một đoạn dây cao su.

Nếu vật đàn hồi là lò xo, thì lực tác dụng khi lò xo bị biến dạng tác dụng vào quả nặng được treo gọi là lực đàn hồi.

Công thức tính

Lực đàn hồi sẽ có phương trùng với lực của lò xo, có chiều chống lại sự biến dạng, công thức tính sẽ là: 

h = k.| Δl | = k | l - l0 |

Trong đó:

- k: độ cứng của lò xo (N/m)

- Fđh: độ lớn lực đàn hồi (N)

- Δl = l – l0 : độ biến dạng của lò xo (m)

- Δl > 0 : lò xo biến dạng giãn

- Δl < 0 : lò xo biến dạng nén

- l0: chiều dài ban đầu của lò xo (m)

- l: chiều dài của lò xo sau khi biến dạng nén hoặc giãn (m)

- Khi lò xo treo thẳng đứng, một đầu gắn cố định, đầu còn lại treo vật m, ở trạng thái vật m nằm cân bằng:

Fđh = P ⇒ k.| Δl | = mg

c. Lực ma sát

Khái niệm:

- Lực ma sát là lực cản trở chuyển động, xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.

- Lực ma sát gồm có 3 loại là: lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

- Lực ma sát có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc, phương song song với bề mặt và chiều ngược với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Công thức tính:

Biểu thức: 

Fms=μt.NFms=μt.N

Trong đó: μt  là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022