logo

Chọn phát biểu đúng về sai số dụng cụ?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Chọn phát biểu đúng về sai số dụng cụ?” cùng với những kiến thức tham khảo về sai số của các phép đo đại lượng vật lý là tài liệu đắt giá môn Vật lý 10 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Chọn phát biểu đúng về sai số dụng cụ?

A. Sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa hoặc một phần tư độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

B. Sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

C. Sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa hoặc 2 độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

D. Sai số dụng cụ thường lấy bằng một hoặc hai độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

Phát biểu đúng về sai số dụng cụ là Sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về sai số của các phép đo đại lượng vật lý dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về sai số của các phép đo đại lượng vật lý


1. Phép đo các đại lượng vật lý

- Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.

Có hai loại phép đo:

+ Phép đo trực tiếp

+ Phép đo gián tiếp

Ví dụ: Phép đo chiều dài của một vật là phép đo trực tiếp.

- Phép đo khối lượng riêng của một vật là phép đo gián tiếp.

- Công cụ dùng để thực hiện việc so sánh trong phép đo gọi là dụng cụ đo.

Ví dụ: Phép đo chiều dài sử dụng dụng cụ đo là thước, phép đo khối lượng sử dụng dụng cụ đo là cân, phép đo thời gian sử dụng dụng cụ đo là đồng hồ…

Chọn phát biểu đúng về sai số dụng cụ?

2. Đơn vị đo

Hệ SI (hệ thống đơn vị đo được quy định thống nhất áp dụng nhiều nước trên thế giới) quy định 7 đơn vị cơ bản là:

- Đơn vị độ dài: mét (m)

- Đơn vị thời gian: giây (s)

- Đơn vị khối lượng: kilôgam (kg)

- Đơn vị nhiệt độ: kevin (K)

- Đơn vị cường độ dòng điện: ampe (A)

- Đơn vị cường độ sáng: canđêla (Cđ)

- Đơn vị lượng chất: mol (mol)

Ngoài ra, còn có nhiều đơn vị khác.


3. Sai số phép đo

a. Các loại sai số:

Sai số hệ thống

Sai số hệ thống không đổi (constant determinate error)

- Loại sai số này không phụ thuộc vào kích thước mẫu (lượng mẫu nhiều hay ít). Do đó, khi kích thước mẫu tăng thì ảnh hưởng của sai số này hầu như không đáng kể và được loại trừ bằng thí nghiệm với mẫu trắng (blank sample).

Sai số hệ thống biến đổi (proportional determinate error)

- Sại sai số này tỷ lệ với kích thước mẫu phân tích, khoảng cách giữa các trị đo luôn biến đổi theo hàm lượng (nồng độ), do đó rất khó phát hiện. Sai số hệ thống biến đổi rất khó phát hiện trừ khi biết rõ thành phần hoá học của mẫu và có cách loại trừ ion cản.

- Sai số hệ thống phản ánh độ chính xác của phương pháp phân tích. Hầu hết các sai số hệ thống có thể nhận biết được. Cũng như loại trừ bằng số hiệu chỉnh bởi mẫu chuẩn hay loại trừ nguyên nhân gây ra sai số.

Các nguyên nhân gây sai số hệ thống có thể gồm

- Sai số do phương pháp hay quy trình phân tích như: Phản ứng hoá học không hoàn toàn, chỉ thị đổi màu chưa đến điểm tương đương, do ion cản trở.

- Sai số do dụng cụ như: dụng cụ chưa được chuẩn hoá, thiết bị phân tích sai, môi trường.

- Sai số do người phân tích như: mắt nhìn không chính xác, cẩu thả trong thực nghiệm, sử dụng khoảng nồng độ phân tích không phù hợp. Cách lấy mẫu, dùng dung dịch chuẩn sai, hoá chất không tinh khiết..

Sai số ngẫu nhiên

- Giả sử thước có vạch chia nhỏ nhất đến 1mm, thì sai số đọc thước ở phần ước lượng nhỏ hơn 1 mm là sai số ngẫu nhiên.

- Sai số ngẫu nhiên là những sai số mà trị số và đặc điểm ảnh hưởng của nó đến mỗi kết quả đo đạc không rõ ràng, khi thì xuất hiện thế này, khi thì xuất hiện thế kia, ta không thể biết trước trị số và dấu của nó.

- Vì vậy sai số ngẫu nhiên xuất hiện ngoài ý muốn chủ quan của con người, chủ yếu do điều kiện bên ngoài, ta khó khắc phục mà chỉ có thể tìm cách hạn chế ảnh hưởng của nó.

b. Giá trị trung bình

- Tính giá trị trung bình.

- Xác định sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo.

c. Cách xác định sai số của phép đo

- Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo.

- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo gọi là sai số ngẫu nhiên và được tính.

- Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:

Trong đó sai số dụng cụ  ΔA′ có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.


4. Cách sai đinh sai số của phép đo gián tiếp

- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.

- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số. 

- Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn 1/10 tổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.

- Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ. 

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022