logo

Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không?

A lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90 độ

B lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90 độ

C lực cùng phương với chuyển động của vật 

D lực vuông góc với phương chuyển động của vật

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. lực vuông góc với phương chuyển động của vật

Công của lực bằng không trong trường hợp: lực vuông góc với phương chuyển động của vật.

Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về lực nhé!


Kiến thức mở rộng về Lực


1. Lực là gì?

Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật lên vật khác mà tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng. Phương của lực không cố định và tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các loại lực khác nhau nên mỗi lực đều có phương và chiều xác định. Dụng cụ đo lực là lực kế, đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là N.


2. Đặc điểm của lực

+ Gốc tại điểm đặt lực

+ Phương, chiều là phương chiều của lực

+ Độ dài của lực sẽ tỷ lệ với cường độ lực theo một tỷ lệ cho trước

+ Kí hiệu của lực là F


3. Hai lực cân bằng

+ Là hai lực có độ lớn như nhau hay còn hiểu là mạnh như nhau. Hai lực cân bằng có cùng phương nhưng ngược chiều và phải cùng tác dụng vào một vật.

+ Nếu chỉ có 2 lực tác cùng tác dụng vào một vật mà vật đó đứng yên thì gọi là hai lực cân bằng.

Ví dụ về hai lực cân bằng: Hai đội đang kéo co, hai bạn đang gồng tay.


4. Công của lực

Công được định nghĩa là hành động được thực hiện trên một đối tượng, gây ra một lực làm dịch chuyển đối tượng đó. 

VD: Bạn đẩy một cái hộp dưới sàn làm nó "di chuyển", có nghĩa là bạn đang thực hiện công, nhưng nếu bạn bạn đẩy một bức tường và nó không hề di chuyển, mặc dù bạn cung cấp một lực đẩy rất lớn nhưng về mặc kĩ thuật thì công bằng 0.


5. Đơn vị của công

- Đơn vị SI của công là joule (J), được định nghĩa là công thực hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài một mét. Đơn vị tương đương là newton-mét (N.m) cũng được sử dụng thỉnh thoảng, nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn với đơn vị newton-mét dùng cho Mô men.

- Các đơn vị không phải SI của công bao gồm erg, foot-pound, foot-poundal, và litre-atmosphere. Những đơn vị khác là mã lực, therm, BTU và Ca-lo. Điều quan trọng phải nhớ là nhiệt lượng và công có cùng đơn vị đo.

- Nhiệt lượng không được xem xét như là một dạng công, vì năng lượng được truyền cho sự rung của các phân tử chứ không phải là sự dịch chuyển vĩ mô. Tuy nhiên, nhiệt lượng có thể gây ra công bởi sự giãn nở khí trong một xi-lanh như là trong động cơ của xe hơi.


6. Tổng hợp lực

 Là thay thế hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bởi một lực sao cho tác dụng vẫn không thay đổi.

   + Lực thay thế gọi là hợp lực.

   + Phương pháp tìm hợp lực gọi là tổng hợp lực.

Quy tắc hình bình hành: Hợp lực của hai lực quy đồng được biểu diễn bằng đường chéo của hình bình hành mà hai cạnh là những vecto biểu diễn hai lực thành phần.

Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không?

Theo công thức của quy tắc hình bình hành:

F2 = F12 + F22 + 2.F1.F2.cosα

Lưu ý: Nếu có hai lực, thì hợp lực có giá trị trong khoảng: | F1 - F2 | ≤ Fhl ≤ | F1 + F|


7. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi?

A. Lực vuông góc với gia tốc của vật.

B. Lực ngược chiều với gia tốc của vật.

C. Lực hợp với phương của vận tốc với góc α.

D. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 2: Một lực thực hiện công khi

A. Giá của lực vuông góc với phương chuyển động

B. Giá của lực song song với phương chuyển động 

C. Lực đó làm vật bị biến dạng

D. Lực đó tác dụng lên một vật và làm vật đó chuyển dời.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.

B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.

C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.

D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg có vận tốc ban đầu bằng 4 m/s trượt trên mặt phẳng nằm ngang, sau khi trượt được 0,8 m thì dừng lại. Công của lực cản đã thực hiện bằng

A. - 4 J

B.  -16 J

C. - 8 J

D. - 12 J

Câu 5: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là?

A. 260 J.

B. 150 J.

C. 0 J.

D. 300 J.

Câu 6: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là?

A. 220 J.

B. 270 J.

C. 250 J.

D. 260 J.

Câu 7: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là?

A. 250 kJ.

B. 50 kJ.

C. 200 kJ.

D. 300 kJ.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022