logo

Hãy phát biểu định luật về công

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Hãy phát biểu định luật về công” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Vật lí 10


Trả lời câu hỏi: Hãy phát biểu định luật về công

- Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

- Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát. Do đó công thực hiện phải dùng để thắng ma sát và nâng vật lên. Công này gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích. Công để thắng ma sát là công hao phí.

- Công toàn phần = Công có ích + Công hao phí

- Tỉ số giữa công có ích (A1) và công toàn phần (A2) gọi là hiệu suất của máy:

[ĐÚNG NHẤT] Hãy phát biểu định luật về công

- Ví dụ: Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi.

[ĐÚNG NHẤT] Hãy phát biểu định luật về công (ảnh 2)

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết.


Kiến thức mở rộng về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công


1. Khái niệm và công thức tính công

- Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật).

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

- Ví dụ: Một đầu tàu hỏa kéo các toa tàu chuyển động, ta nói lực kéo của đầu tàu thực hiện công cơ học, hay đầu tàu thực hiện công cơ học.

- Công của lực là tích phân đường của thành phần lực tiếp tuyến theo quỹ đạo của điểm tác dụng lực.

A = F × s × cosα

- Trong đó

+ A: công cơ học gọi tắt là công (J)

+ s: quãng đường dịch chuyển (m)

+ F: độ to của lực tác dụng (N)

+ α:là góc hợp bởi véc tơ lực và véc tơ chuyển dời.

- Công cơ học là đại lượng vô hướng có thể âm, dương, hoặc bằng 0 phụ thuộc vào góc hợp bởi phương của lực tác dụng và hướng chuyển dời của hoạt động

+ A > 0: lực sinh công dương (công phát động)

+ A < 0: lực sinh công âm

+ A = 0: lực không sinh công

- Biểu thức công được nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave đưa ra năm 1826. Trong hệ đơn vị SI công có đơn vị là Jun (J) là đơn vị chung của những dạng năng lượng, từ biểu thức (1) => 1J=1N.1m => 1J là năng lượng sinh ra khi một lực có độ to 1N làm vật dịch chuyển được quãng đường 1m theo phương của lực tác dụng.


2. Các loại máy cơ đơn giản thường gặp

- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

[ĐÚNG NHẤT] Hãy phát biểu định luật về công (ảnh 3)

3. Phương pháp giải bài tập về Công

- Tính công cơ học khi sử dụng máy cơ đơn giản

- Khi nâng vật lên đến độ cao h: 

A = F.s 

hay 

[ĐÚNG NHẤT] Hãy phát biểu định luật về công (ảnh 4)

 

Trong đó:

- F là lực kéo vật (N)

- P là trọng lượng của vật (N)

- h là độ cao nâng vật (m)

- H là hiệu suất của mặt phẳng nghiêng

- s là:

+ Chiều dài mặt phẳng nghiêng (khi dùng mặt phẳng nghiêng)

+ Độ cao cần nâng vật (khi dùng ròng rọc cố định)

+ Chiều dài của đoạn dây dẫn cần kéo (khi dùng ròng rọc động)

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022