logo

Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm cua

Lớp vỏ của tôm, cua cứng cáp và có thể thay đổi màu sắc bên ngoài. Vậy loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì? Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi trắc nghiệm dưới đây!


Câu hỏi: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?

A. Glucôzơ

B. Kitin

C. Saccarôzơ

D. Fructôzơ

Đáp án đúng: B. Kitin

Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là Kitin.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B.

Tôm cũng như Giáp xác nói chung, cơ thể gồm 2 phần : đầu – ngực và bụng :

– Phần đầu – ngực có : 2 đôi râu là cơ quan khứu giác và xúc giác với mắt đơn, mắt kép. Quanh miệng là các đôi chân biến đổi thành cơ quan bắt mồi gọi là chân hàm. Còn lại là 5 đôi chân bò, trong đó có 2 đôi có kìm.

Cấu tạo trên chứng tỏ phần đầu – ngực là trung tâm của sự định hướng và bắt, giữ, chế biến mồi.

– Phần bụng – chỉ gồm các chân bơi 2 nhánh hình tấm, riêng đôi cuối cùng có phần cuối chia làm 2 nhánh có ý nghĩa vừa quạt nước vừa như bánh lái (tấm lái).

Cấu tạo đó chứng tỏ phần bụng là trung tâm của di chuyển dưới nước : bơi và giật lùi khi cần, nhờ co gập cơ thể về phía bụng.

 Giáp đầu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp. làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài).

Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm cua

- Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là Kitin.  Nhờ có chất canxi đã tạo cho lớp vỏ kitin của tôm sông cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển và có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)

- Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi máu sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống, và nhờ vậy tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về loài giáp xác

Câu 1: Lớp giáp xác có bao nhiêu loài?

A. 10 nghìn

B. 20 nghìn

C. 30 nghìn

D. 40 nghìn

Lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.

→ Đáp án B

Câu 2: Tôm ở nhờ vào:

A. Cá

B. Vỏ ốc

C. Tập đoàn san hô

D. Thân cây

Tôm ở nhờ có phần bụng vỏ mỏng và mềm, chúng thường ẩn dấu vào chiếc vỏ ốc rỗng. Khi di chuyển chúng kéo vỏ ốc theo.

→ Đáp án B

Câu 3: Loài giáp xác nào mang lại thực phẩm cho con người?

A. Chân kiếm

B. Mọt ẩm

C. Tôm hùm

D. Con sun

Hầu hết giáp xác là có lợi như: tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy… Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.

→ Đáp án C

Câu 4: Loài giáp xác nào thích nghi lối sống hang hốc?

A. Tôm ở nhờ

B. Cua đồng đực

C. Rện nước

D. Chân kiếm

Cua đồng đực bò ngang, thích nghi sống hang hốc.

→ Đáp án B

Câu 5: Giáp xác có thể gây hại:

A. Truyền bệnh giun sán

B. Kí sinh ở da và mang cá

C. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền

D. Tất cả các đáp án trên đúng

Một số nhỏ giáp xác có hại như: truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.

→ Đáp án D

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

A. Là động vật lưỡng tính.

B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.

C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Đáp án: A. Là động vật lưỡng tính.

Câu 7: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

A. Chân bụng.

B. Chân hàm

C. Chân ngực

D. Râu.

Đáp án: C. Chân ngực

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022