logo

Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit

Cacbohidrat  là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân


Trắc nghiệm: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit

A. là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn

B. tham gia vào cấu trúc tế bào

C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Trả lời:

Đáp án D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


I. Cacbohidrat

1.  Cấu tạo

Cacbohidrat  là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .

Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit

2. Các loại cacbonhidrat

Dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia đường ra thành các loại :  đường đơn, đường đôi và đường đa.

Đặc điểm khác nhau giữa cacbohiđrat với lipit (ảnh 2)

Bảng 1 : Phân biệt các loại đường

Tiêu chí 

Đường đơn

Đường đôi

Đường đa

Đại diện Deoxiribozơ , ribozơ, glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả), galactozơ Saccarozơ (glucozơ kết hợp với fructozơ thành) ; Lactozơ (galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành ) Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.
Cấu tạo  Đường đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C và đường 6C. Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh


3. Chức năng :

- Là năng lượng dự trữ: glicogen, tinh bột.

- Cấu tạo cơ thể: xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng, giáp xác….

- Cacbohiđrat liên kết với protein tạo nên các phân tử glicôprôtêin, đây là bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.

Xem thêm:

>>> Chức năng chủ yếu của cacbohiđrat là


II. Lipit

1. Cấu tạo của lipit:

a. Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)

Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu, 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 6 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no nên nếu chúng ta ăn thức ăn có quá nhiều lipit chứa axit béo no sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch. Mỡ ở thực vật và ở một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng (được gọi là dầu) do chứa nhiều axit béo không no. Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột. 

b. Phôtpholipit: (lipit đơn giản)

Cấu tạo từ một phân tử glixerol + 2 phân tử axit béo + 1 nhóm photphat => Tham gia cấu tạo màng tế bào.

c. Stêrôit

Một số lipit có bản chất hóa học là stêrôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, colesterôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật. Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit.

d. Sắc tố và vitamin:

- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K…

2. Chức năng của lipit

- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.

- Nguồn năng lượng dự trữ.

- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.


III. Một số câu hỏi củng cố kiến thức

Câu 1: Khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác là vì:

- Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít).

- Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người. Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả) thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu.

Câu 2: Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ?

Ở người cao tuổi thì các cơ quan, chức năng đều bị yếu dần đi. Nhất là cơ thể bị suy giảm men tiêu hóa mỡ Lipase. Vì vậy nếu người già ăn quá  nhiều chất béo thì khiến cho lượng mỡ trong máu tăng cao, đồng thời lượng cholesterol trong máu cũng tăng theo gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Lượng cholesterol trong máu mà cao sẽ gây ra sự tích lũy và lắng đọng quá mức ở tế bào nội mạc. Việc này sẽ khiến hình thành mảng đông lipid sau đó phát triển thành những mảng xơ vữa. Vì vậy, nếu người già ăn quá nhiều chất béo sẽ làm gia tăng các bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch.

Ăn nhiều mỡ còn làm cho hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn, dẫn đến các tình trạng về tiêu hóa và táo bón.

Câu 3: Cấu tạo và chức năng của mỡ

– Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit béo thường từ 16-18 nguyên tử C)

+ Mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng rắn.

+ Mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng.

– Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.

Câu 4: Trong khẩu phần ăn thì những loại Lipit nào không tốt cho sức khỏe ? Vì sao ?

Do thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chứa hàm lượng các axit amin không thay thế thức ăn thấp hơn thức ăn có nguồn gốc từ động vật => ăn chay trường sẽ không cung cấp đủ các axit amin không thay thế cho cơ thể

icon-date
Xuất bản : 15/05/2022 - Cập nhật : 23/11/2022