logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ X ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Mở đầu trang 60 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.

Trả lời:

- Chia sẻ hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị và Duy tân Minh Trị:

+ Thiên Hoàng Minh Trị tên thật là Mút-sô-hi-tô, là con thứ của Thiên hoàng Kô-mây, được kế vị lúc mới 15 tuổi, khi vua cha qua đời. Ông là vị vua có tư tưởng duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách đất nước.

+ Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật. Nhờ đó, Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

- Chia sẻ hiểu biết về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:

+ Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc, người đề xướng tư tưởng Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội, lấy tư tưởng Tam dân làm cương lĩnh. Năm 1911, ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc.

+ Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm 1911, cuộc cách mạng này đã kết thúc nền thống trị hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia này; đồng thời, cũng có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu hỏi trang 61 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842) là gì?

Trả lời:

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc cũng trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

- Năm 1840, lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện, kéo dài đến năm 1842. 

- Kết cục, chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.

- Hiệp ước Nam Kinh quy định: Trung Quốc phải mở năm cửa biển cho thương nhân người Anh vào buôn bán, phải bồi thường chiến tranh và nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông,…

-> Chiến tranh thuốc phiện được xem như cái cớ để thực dân Anh từng bước xâm nhập vào Trung Quốc

Câu hỏi 2: Khai thác lược đồ hình 14.1 và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Trả lời:

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

Câu hỏi trang 62 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Hãy trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

- Diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi:

+ Tháng 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”, trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻquyền lợi dân tộc.

+ Ngày 10 – 10 – 1911, cách mạng bùngnổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lanrộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

+ Cuối tháng 12 – 1911,Trung Hoa Dân quốc đượcthành lập; Tôn Trung Sơn đượcbầu làm Tổng thống lâm thời.

+ Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức vào tháng 2 – 1912,Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.

- Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi:

+ Sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, thông qua tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu.

+ Sự ủng hộ và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 2: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử và một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử

Trả lời:

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.

+ Cuộc cách mạng xã hội và nhất là tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng nhất định đến nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

- Hạn chế:

+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

Câu hỏi trang 63 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Hãy trình bày nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

* Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:

- Chính trị:

+ Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.

+ Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

+ Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.

- Kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

+ Xây dựng đường xá, cầu cống...

- Quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.

+ Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....

+ Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.

- Giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

+ Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

* Kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị: đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học – kĩ thuật

Câu hỏi 2: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử 8
Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu 2 giúp em biết thông tin gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

Câu hỏi 2: Hãy trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

- Ra đời các công ti độc quyền

- Thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược lãnh thổ ra bên ngoài 

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản?

Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (trang 60, 61,…64)

Trả lời:

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản bởi:

- Được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản và tiểu tư sản, nhưng vẫn có sự tham gia và ủng hộ của quần chúng nhân dân.

- Lật đổ chế độ phong kiến nhà Mãn Thanh đã suy yếu ở Trung Quốc, tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Có tầm ảnh hưởng rộng khắp đến phong trào giành độc lập và tự do của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 2. Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị    
Kinh tế    
Khoa học, giáo dục    
Quân sự    

Trả lời: 

Lĩnh vực cải cách

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

- Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

- Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Đất nước đang tiến bước phát triển hướng đến một chế độ hiện đại và tiên tiến hơn.
Kinh tế Thực hiện việc thống nhất thị trường và tiền tệ, cho phép mua bán đất đai, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tại nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng đường, cầu và các cơ sở hạ tầng khác. Đưa ra sự phát triển kinh tế vượt trội.
Khoa học, giáo dục Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, tập trung vào khoa học và công nghệ, và gửi học sinh giỏi đi du học tại các nước phương Tây. Hệ thống giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, có sự cải cách và phát triển nhiều chuyên ngành mới.
Quân sự

- Cải cách và đổi mới trong lĩnh vực quân sự được thực hiện, tiếp nhận các kinh nghiệm quân sự tiên tiến từ các nước phương Tây.

- Công nghiệp hóa và sản xuất các sản phẩm quân sự đã được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của quân đội và tăng cường khả năng tự vệ của đất nước.

Quân đội được xây dựng và củng cố, tập trung vào việc huấn luyện và đào tạo sĩ quan có trình độ cao, nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội.

Câu 3. Tìm hiểu và cho biết cuộc Duy Tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại đứng trước bế tắc vì thiếu con đường đúng đắn. Tuy nhiên, sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, cổ vũ, khích lệ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, tham gia hoạt động cách mạng, trong đó có Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024