logo

Soạn Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) trang 44, 45, 46, 47

Mở đầu trang 44 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc? Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.

Trả lời:

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 8
Câu hỏi: Hãy mô tả nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, trong điều kiện tương đối hoà bình, nền kinhtế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. 

- Những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức); tơ-rớt (ở Mỹ),… Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

- Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.

- Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.

=> Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ nghĩa đế quốc.

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Anh:

+ Kinh tế Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức

+ Vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế

Câu hỏi 2: Khai thác biểu đồ hình 10.2 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Chính sách đối nội: Nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Dân chủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản

- Chính sách đối ngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, vì vậy, Anh được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử 8

Câu hỏi 1: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp:

+ Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại.

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư (sau Mỹ, Đức, Anh)

+ Nông nghiệp thì trong tình trạng sản xuất nhỏ.

+ Các công ty độc quyền vẫn ra đời và dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng

+ Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản.

Câu hỏi 2: Khai thác biểu đồ hình 10.4 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.

Trả lời:

- Chính sách đối nội:

+ Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các (trong vòng 40 năm, từ năm 1870 đến 1914, nước Pháp đã 50 lần thay đổi chính phủ).

+ Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Chính sách đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi (An-giê-ri, Ma-rốc,...), châu Á (Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào).

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Chuyển biến về kinh tế của Đức:

+ Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.

+ Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

- Chuyển biến về chính trị của Đức:

+ Đối nội: Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

+ Đối ngoại: Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp... Vì thế, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Chuyển biến về kinh tế của Mỹ:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, từ vị trí thứ tư, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là những để chế tài chính như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, "vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho,...

+ Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến cuối thế kỉ XIX, Mỹ trở thành nguồn cung cấp chủ yếu lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

- Chuyển biến về chính trị của Mỹ:

+ Đối nội: chế độ Cộng hoà đề cao vai trò của tổng thống. Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại: đến thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình. 

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Theo Lê-nin, chủ nghĩa đế quốc là bộ măt độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Vậy nên các chủ nghĩa đế quốc đều có đặc trưng cơ bản. Giai đoạn này bao gồm 5 đặc điểm kinh tế cơ bản:

- Tích tụ sản xuất và tổ chức các độc quyền

- Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính

- Xuất bản tư khẩu

- Sự phân chia Thế giới về kinh tế

- Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ

* Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong quá trình hình thành mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Vậy nên sự tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền là quan trọng nhất. Vì tích tụ sản xuất là chủ yếu tập trung vào những xí nghiệp lớn, nhưng không phải chỉ là kết quả của tư bản mà là kết quả của hai quá trình, tích tụ và tập trung tư bản. Yếu tố này sẽ góp phần chi phối nền kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế của các quốc gia nhỏ dễ lệ thuộc vào các nước đế quốc.

Câu 2. Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.  

Trả lời: 

* Giống nhau:  Các nước đế quốc  Anh, Pháp, Đức là những nước có kinh tế phát triển mạnh, sở hữu các công ty độc quyền lớn kháu nhau hàng đầu thế giới và có nhiều thuộc địa.

* Khác nhau:

 

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước những năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất ngành công nghiệp. Nhưng từ sau 1870, kinh tế Anh lại bị tụt xuống hàng thứ ba thế giới (đứng sau Mĩ và Đức).

- Tuy nhiên, Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa các nước. Nhờ vậy mà nhiều công ti về công nghiệp ra đời, và tài chính chi phối toàn bộ nền kinh tế.

 

- Trước năm 1870, ngành công nghiệp nước Pháp cũng rất phát triển chỉ đứng hàng thứ hai thế giới (sau nước Anh); sau một thời gian đến năm 1870, Pháp vẫn tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. vẫn được phát triển mạnh ở nước này. Cũng giống như ở nước Anh, ở Pháp cũng có nhiều công ti độc quyền chi phối nền kinh tế Pháp ra đời, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, chính trị. Lợi dụng thời cơ cho các nước chậm phát triển vay vốn với mức lãi suất cao.

=>Vì vậy mà Pháp được Lê-nin gọi là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, ngành công nghiệp Đức cũng phát triển không kém và chỉ đứng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)

- Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước vào năm 1871, Đức chiếm được ưu thế sau đó đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mĩ).

- Tuy nhiên, vì sự phát triển mạnh bạo ấy mà dẫn đến việc tập trung nhiều tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, chủ yếu là về vấn đề luyện kim, than đá, sắt thép hóa chất,… tất cả đả góp phần chi phối nền kinh tế Đức.

 

- Tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (1870) đứng sau Anh, Pháp và Đức.

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ cố gắng phát triển để vươn lên vị trí đứng số 1 thế giới. 

- Cũng như nước Đức, do ngành công nghiệp phát triển mạnh nên cũng bị các nướ tư bản tập trung cao độ. Và ở Mỹ có có nhiều công ti độc quyền ra đời.

- Nông nghiệp: vừa nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại biết học hỏi áp dụng phương thức canh tác, tiên tiến hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp thiết trong nước và cũng đủ để , vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu và các nước có nhu cầu khác.

 

Chính sách đối ngoại

- Nước Anh ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, chính sách đối ngoại và đẩy mạnh xâm lược để mở rộng thuộc địa. 

=> Nước Anh được Lê-nin gọi là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

- Sau khi nền cộng hòa thứ 3 được thành lập, Pháp đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Nhờ vậy mà Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với tổng diện tích lên đến 11 triệu km^2

 

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, luôn thực thi chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản , gay gắt, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang, sẵn sàng chiến tranh tranh giành thuộc địa.

- Khi công nghiệp phát triển mạnh nước Đức đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Nhưng những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các Anh, Pháp chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực bạo loại mục đích để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Ở nước Mỹ đứng đầu là tổng thống và đang theo thể chế cộng hòa. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ, đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường việc dùng bạo lực bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, đối đầu với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp, lấn sâu vào khu vực Mĩ La-tinh.

 

Câu 3. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy kể tên một số công ti đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Trả lời:

 Một số công ty đa quốc gia: Unilever - công ty đa quốc gia ở Việt Nam, Nestlé, Levi Strauss, MacDonald’s, P&G, Coca-Cola, Shopee, IBM (Internation Búiness Machines), SamSung...

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) sách Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 12/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024