logo

Lập dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3, 4, 5

Hướng dẫn lập dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3, 4, 5 chi tiết, đầy đủ nhất. Tổng hợp các bài dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3, 4, 5 hay nhất do thầy, cô Toploigiai biên soạn. Mời các bạn tham khảo!


Dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3

Mẫu số 1: Tả cây bút máy của em

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập là cây bút máy

Gợi ý: Em được mẹ mua tặng khi vào năm học mới

Thân bài: Tả cây bút máy

- Tả khái quát bên ngoài chiếc bút, dài khoảng 20cm, được làm bằng nhựa cao cấp, màu sắc của chiếc bút, có nắp bút

- Họa tiết trang trí bởi hình bông hoa, có thanh cài giữ bút làm bằng thép mạ vàng

- Miêu tả các bộ phận bên trong như: ruột bút, cách hút mực lên, cách viết chữ đẹp,

- Cách bảo quản bút sau khi sử dụng

Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.

Mẫu số 2: Tả cục tẩy

Mở bài: Giới thiệu về món đồ dùng học tập đó là cục tẩy, thời gian gắn bó với đồ dùng đó được bao lâu?

Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về cục tẩy: độ dài, chất liệu, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ

- Miêu tả chi tiết: đầu tẩy, thân tẩy

- Tác dụng và cách dùng của cục tẩy đó

- Cách bảo quản

Kết bài:

- Nêu nhận xét của em về cục tẩy đó.

Gợi ý: Nhờ có cục tẩy, trang vở nào của em cũng giữ được nét chữ sạch đẹp. Từng con chữ thẳng hàng trên nền giấy trắng được xếp vô cùng quy củ như quân đội. Bởi vì cứ có chữ nào ngoe nguẩy đã lập tức bị tẩy chăn lại phạt ngay. Em rất yêu quý cục tẩy này.

Mẫu số 3: Tả chiếc bàn học trên lớp

Mở bài

- Giới thiệu chung về chiếc bàn: Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?, Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?

Thân bài

- Miêu tả chung về chiếc bàn:

+ Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?

+ Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?

+ Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao)

+ Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)

- Miêu tả chi tiết:

+ Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…

Lập dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3, 4, 5

+ Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…

+ Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…

+ Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…

- Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)

- Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn

Kết bài

- Tình cảm của em dành cho chiếc bàn

- Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn

Mẫu số 4: Tả hộp bút

Mở bài: giới thiệu về hộp bút, hộp bút có từ khi nào?

Thân bài: 

- Tả bao quát hộp bút: 

+ Hộp bút được làm bằng vải

+ Hộp bút màu hồng

+ Hộp bút hình chữ nhật

+ Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm

+ Bên ngoài hộp bút được trang trí là hình con mèo

- Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút

+ Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút chì,….

+ Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi

+ Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa

+ Hộp bút mở giống như một quyển sách

+ Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn

Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút đó.


Dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 4

Mẫu số 1: Tả chiếc bút chì

Mở bài

- Giới thiệu chiếc bút chì em muốn giới thiệu. Tại sao em có chiếc bút chì đó? Em tự mua hay được tặng nhân dịp gì?

 Thân bài

- Tả bao quát chiếc bút chì: hình dáng, chiều dài (khoảng găng tay), màu sắc (màu hồng có in hình kitty)

- Tả đặc điểm chiếc bút chì: thân bút, ruột bút, vỏ bút

- Công dụng của chiếc bút chì.

Kết bài: 

Tình cảm của em dành cho chiếc bút: Em sẽ yêu quý và giữ gìn chiếc bút đó ra sao?

Mẫu số 2: Tả chiếc bút mực

Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh tại sao lại có chiếc bút mực đó.

Thân bài

* Tả bao quát cái bút

Chiếc bút bằng chất liệu gì?, màu sắc của cây bút (màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), Cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại, Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn. Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút: Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn. Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

Mẫu số 3: Tả thước kẻ

Mở bài

- Giới thiệu về cái thước. Ai mua hoặc ai tặng? (bạn em tặng). Mua hoặc tặng vào dịp nào? (bạn theo gia đình chuyển đến nơi ở mới).

Thân bài

- Tả bao quát cái thước: Hình dáng: chiều dài, Chiều ngang,

- Tả chi tiết:

+ Màu sắc của từng mặt thước: (bốn mặt thước được sơn bốn màu khác nhau).

+ Mặt thước trang trí như thế nào? (vạch kẻ đều nhau đánh dấu từng cm).

Kết bài

- Nêu ý nghĩa của chiếc thước kẻ đó với bản thân em

Gợi ý:

+ Em giữ gìn thước kẻ cẩn thận vì đó là món quà kỉ niệm của bạn.

+ Em coi thước kẻ như người bạn thân thiết.

Mẫu số 4: Tả cây bút máy của em

Mở bài: Giới thiệu chiếc bút máy mà em muốn miêu tả

Thân bài:

- Miêu tả khái quát chiếc bút máy:

+ Chiếc bút thuộc hãng nào? Được mua từ lúc nào? Em đã sử dụng nó lâu chưa?

+ Chiều dài của chiếc bút là bao nhiêu cm? Thân bút có kích thước to như thế nào? Từ đầu đén đuôi bút kích thước phần thân có thay đổi không?

+ Vỏ bút được làm từ chất liệu gì? Điều đó tác động như thế nào đến mức nặng của bút khi viết?

+ Màu sắc của vỏ bút là gì? Nó có được trang trí bằng những họa tiết, chữ viết nào không? Em có thích màu sắc, họa tiết đó không?

- Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bút máy:

+ Nắp bút có hình dáng và độ dài như thế nào? Độ dài của nắp như thế nào so với toàn bộ cây bút? Tác dụng của chiếc nắp đối với cây bút máy là gì?

+ Phần cầm để viết của bút máy được thiết kế như thế nào? Khi viết có bị trơn không?

+ Ngòi bút có hình dáng gì? Khi viết cho nét chữ như thế nào? Mực có đều và nhanh khô không?

+ Em bơm mực cho bút bằng cách nào? Ống chứa mực của bút có dễ bơm mực vào không? Nó có thể chứa được nhiều mực không? Sau bao lâu thì em sẽ phải bơm mực cho bút một lần?

- Cách em bảo quản bút:

+ Khi viết: viết nhẹ nhàng, không nhấn đầu quá mạnh

+ Khi dừng viết: đậy nắp, đặt bút trên mặt bàn, không thả lung tung, cất bút vào hộp bút…

Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bút máy của mình

Mẫu số 5: Tả cái bảng lớp em

Mở bài:

- Giới thiệu về cái bảng của lớp em. Tại sao em lại ấn tượng với cái bảng đó?

Thân bài:

-  Tả bao quát: hình dáng, vị trí đặt của chiếc bảng.

-  Tả chi tiết cái bảng

+ Chiều dài của cái bảng khoảng 2 mét

+ Chiều rộng của bảng khoảng 1,5 mét

+ Bảng có màu đen, được chia thành từng dòng, từng ô thuận tiện cho chúng em mỗi lần viết bảng. Màu phấn trắng trên nền bảng đen rất rõ, chúng em có thể nhìn rõ hơn những gì mà cô giáo ghi trên bảng.

+ Đường viền xung quanh của bảng được làm bằng một thứ kim loại, tạo thành một cái khung bao quanh cái bảng.

+ Công dụng của bảng: dùng để phục vụ cho công việc học tập của chúng em.

Kết bài:

- Em rất thích cái bảng lớp em

- Cái bảng giúp cho việc học của chúng em được thuận tiện và tốt hơn

- Chúng em luôn giữ cho bảng được sạch sẽ và không bị chày xước.

Mẫu số 6: Tả chiếc cặp sách của em 

Mở bài:

- Giới thiệu về chiếc cặp sách của em

- Em có nó trong hoàn cảnh nào?

Thân bài:

- Tả hình dáng bên ngoài:

+ Chiếc cặp làm bằng gì?

+ Hình vẽ như thế nào?

+ Cặp màu gì?

+ Trang trí như thế nào?

- Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo: Quai xách (dây đeo) được làm bằng gì? Trông như thế nào? Đường khâu xung quanh mép ra sao?

- Tả chi tiết nắp, khoá cặp: Khoá cặp làm bằng gì? Trông như thế nào? Đóng mở khoá thế nào?

- Tả bên trong chiếc cặp: chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?

Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc cặp? Những suy nghĩ, liên tưởng khác của em (nếu có)?


Dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 5

Mẫu số 1: Tả về chiếc bàn học ở nhà

Mở bài: Giới thiệu chiếc bàn học ở nhà.

- Đầu năm học lớp 4, bố mua cho.

- Bàn được đặt gần cửa sổ.

Thân bài: Tả chiếc bàn

- Tả bao quát

+ Bàn dính liền với ghế.

+ Xếp lại được, rất gọn.

+ Bàn có dáng vuông vức.

+ Bề ngang 4 tấc, dài 5 tấc.

- Tả từng bộ phận:

+ Mặt bàn nhẵn bóng, màu vàng đồng, có rãnh ở góc phải.

+ Hộc bàn dính bên dưới bàn.

+ Bàn được nối với ghế bằng những thanh inox.

+ Bên hông có hai ốc chuồn chuồn để chỉnh độ nghiêng.

+ Chiếc ghế có bọc lớp nệm mỏng.

+ Âm thanh lạch cạch phát ra mỗi khi mở, xếp bàn học rất gãy gọn.

+ Bàn rất tốt và chắc.

+ Công dụng: Bàn giúp em học tập, rèn luyện chữ viết, Dùng bàn đúng theo thời khóa biểu.

Kết bài

- Bàn là người bạn thân thiết của em.

- Luôn giữ bàn sạch, không bị trầy xước ở mặt bàn.

Mẫu số 2: Tả cây bút máy

Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu cây bút máy của em

Ví dụ: Trong dịp năm học mới, ba mẹ đã mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập đẹp. Trong đó, cây bút máy là món đồ mà em yêu thích nhất.

Thân bài:

- Đặc điểm của cây bút

+ Khi mua về cây bút được đặt ngay ngắn trong một chiếc hộp hình chữ nhật

+ Cây bút máy làm bằng kim loại sáng bóng, cầm nặng tay hơn những cây bút vỏ nhựa mà em hay sử dụng

+ Cả cây bút được sơn một lớp sơn màu xanh thẫm, với họa tiết kẻ ô vuông nhìn đơn giản mà rất đẹp

+ Cây bút có hai phần: nắp bút và thân bút

+ Nắp bút chỉ dài khoảng 3 xen-ti-mét, với một cái cái bút màu vàng mạ rất đẹp, nhớ chiếc cài đó mà em có thể cài bút vào với quyển vở viết của mình

+ Phần thân bút được khắc hai dòng chữ “Thiên Trường” và “Nét chữ nết người” rất tinh xảo.

+ Phần đầu bút là kim loại màu trắng, gắn với nó là ngòi bút cũng làm bằng kim loại hình đầu lá mạ màu vàng sáng bóng trông rất đẹp mắt và có thể thay thế được

+ Phần lưỡi gà màu đen được gắn phía dưới ngòi có một rãnh nhỏ để đưa mực ra

+ Khi xoay mở phần đầu bút, ta sẽ thấy bên trong có một ống nhỏ để chứa mực trong đó.

+ Khi bơm mực, chỉ cần xoay nhẹ phần đuôi ống để hút mực lên một cách dễ dàng

+ Khi mua bút, một chiếc ngòi bút dự phòng được cất gọn gàng trong gói nhỏ đề phòng trường hợp ngói bút bị hư hỏng gì

- Công dụng của bút:

+ Bút máy giúp cho chữ viết của em đẹp hơn

+ Nét bút mảnh và trơn tru, có nét thanh, nét đậm rất rõ ràng

+ Em sử dụng bút máy trong những khi luyện chính tả, tập viết chữ đẹp

Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với chiếc bút máy

Mẫu số 3: Tả chiếc hộp bút

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập – chiếc hộp bút mà em muốn miêu tả

Ví dụ: Mỗi ngày đến trường, trong balo của em luôn mang theo đầy đủ các dụng cụ học tập mà cô giáo dặn dò. Nào sách giáo khoa, vở bài tập, rồi bút, thước, chì màu… Trong đó, món đồ mà em thích nhất chính là chiếc hộp bút màu hồng do chị gái mua cho.

Thân bài:

-Miêu tả khái quát chiếc hộp bút:

+ Hộp bút có hình gì? Kích thước là bao nhiêu? Chất liệu được dùng để làm hộp bút là gì? Nó giúp hộp bút có đặc điểm gì? (nhẹ, bền, dễ vệ sinh…)

+ Màu sắc chủ đạo của hộp bút là gì? Em có thích màu đó không?

+ Hộp bút có các họa tiết trang trí gì? Họa tiết đó được khắc, vẽ hay là dán lên hộp bút?

- Miêu tả từng bộ phận của chiếc hộp bút:

+ Nắp hộp (có hình dáng như thế nào, cách đóng mở ra sao)

+ Thân hộp (rộng và sâu không, có để được nhiều đồ vật không, có được chia thành các ngăn nhỏ không)

- Công dụng của hộp bút:

+ Em thường dùng hộp bút để làm gì? (đựng bút thước, tẩy, giấy nhớ nhỏ…)

+ Khi sử dụng hộp bút thì đem lại lợi ích gì cho em? (cất bút thước gọn gàng, dễ tìm, không bị sách vở đằn lên…)

Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc hộp bút

Mẫu số 4: Tả cuốn sách yêu thích

Mở bài: Giới thiệu món đồ dùng học tập – cuốn sách tiếng việt lớp 5 tập 2 mà em muốn tả

Cuốn sách đó được ai mua/ tặng cho em?

Em dùng cuốn sách đó để làm gì?

Em có yêu thích cuốn sách đó không?

Thân bài

- Miêu tả khái quát quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2:

Quyển sách có hình gì?

Nêu kích thước của quyển sách? (chiều dài, chiều rộng, bề dày – HS có thể dùng thước đo để có số liệu chính xác)

Quyển sách do Nhà xuất bản nào phát hành? Được bán với giá bao nhiêu tiền?

- Miêu tả bìa trước quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2: Có màu sắc gì?

Có vẽ hình ảnh trang trí nào? (nêu rõ nội dung của hình ảnh minh họa: vẽ phong cảnh gì, vẽ những ai, đang làm gì…)

Trên bìa trước cuốn sách có những dòng chữ nào? In màu mực gì?

- Miêu tả bìa sau quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2:

Có màu sắc chủ đạo gì?

Có những hình ảnh gì xuất hiện? (huân chương, giá tiền, mã số sách, danh sách các cuốn sách giáo khoa lớp 5)

- Nội dung cuốn sách:

Bên trong cuốn sách gồm các nội dung gì? (tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện)

Những nội dung đó được sắp xếp, phân chia như thế nào?

Trong các nội dung đó, em thích nhất là nội dung nào? Vì sao?

Kết bài

Tình cảm của em dành cho cuốn sách tiếng việt lớp 5 tập 2

Em sẽ giữ gìn, bảo vệ cuốn sách như thế nào?

Cùng với cuốn sách em sẽ học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt không?

Mẫu số 5: Tả chiếc cặp sách

Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả – chiếc cặp sách của em.

Năm học mới mẹ sắm cho em rất nhiều học tập, trong đó em thích nhất là chiếc cặp sách.

Chiếc cặp sách đã cùng em gắn bó đến trường, trở thành người bạn thân thiết với em.

Thân bài:

- Tả bao quát:

Chiếc cặp mang hình dáng của chiếc ba lô nhỏ xinh

Được làm từ vải bố và vải giả da trông rất đẹp

- Tả chi tiết:

Bên ngoài:

Toàn bộ chiếc cặp có màu đen tuyền, mẹ bảo cặp màu tối thì ít bị bẩn hơn.

Các mép viền của chiếc cặp được may rất tỉ mỉ, gọn gàng

Bởi là ba lô nên cặp của em không có nắp, mà các ngăn được đóng lại bằng những chiếc khóa kéo làm bằng nhựa đen, phần móc kéo được làm bằng đồng sáng loáng.

Bên ngoài cùng của chiếc cặp được trang trí bằng một chiếc bóng đèn to màu xanh, với sợi dây tóc màu đen, chuôi đèn màu trắng, làm bằng vải, ngụ ý chỉ sự sáng tạo của trí tuệ.

Hai bên hông cặp được may thêm hai ngăn nho nhỏ có thể đựng vừa chai nước hoặc hộp sữa, bên ngoài còn gắn thêm mấy cái nút bằng inox cho chiếc cặp thêm phần cá tính.

Quai cặp phần trên cũng được làm bằng vải giả da, phần dưới nối với đáy cặp thì làm bằng vải dệt thông thường. Hai phần dây nối lại với nhau bằng một cái móc nối hình vuông bằng sắt, ta có thể thu lại hoặc kéo dài dây cặp cũng nhờ cái móc nối này.

Phần đỉnh cặp còn có một cái quai xách nho nhỏ, bằng vải.

Bên trong:

Cặp chỉ có 2 ngăn lớn, ngăn ngoài cùng nhỏ hơn một chút thì dùng đựng bút thước, ngăn còn lại to hơn thì để đựng sách vở.

Một điều đặc biệt đó là khi mở ngăn cặp lớn ra ta lại thấy bên trong có thêm một ngăn nhỏ nữa, được may như một cái túi nhỏ, có thể đóng lại bằng khóa kéo, đấy có lẽ là chỗ dùng để đựng tiền.

Giữa các ngăn cặp được ngăn cách bởi lớp vải rất dày, nhưng không kém phần mềm mại.

Kết bài:

Em rất yêu quý chiếc cặp sách của em

Nó là món quà mẹ mua cho em, sẽ luôn đồng hành với em trong từng ngày đi học

Em sẽ giữ gìn, nâng niu chiếc cặp thật tốt để nó có thể làm bạn với em thật lâu.

Mẫu số 6: Tả chiếc bút chì

Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bút chì em muốn tả

Thân bài

- Giới thiệu thông tin chiếc bút:

Chiếc bút chì xuất xứ từ đâu, giá tiền là bao nhiêu

Chiếc bút thường được em dùng để làm gì?

Độ bền, chắc chắn của chiếc bút?

- Miêu tả về chiếc bút:

Kích thước của chiếc bút (độ dài, to của thân bút)

Chất liệu dùng để làm bút

Màu sắc, họa tiết trang trí bên ngoài chiếc bút chì

Các bộ phận của chiếc bút

- Kỉ niệm của em cùng chiếc bút:

Cùng nhau trải tra những giờ học thú vị, những bài kiểm tra hóc búa

Vẽ tranh tặng mẹ nhân dịp sinh nhật…

Kết bài

Tình cảm của em dành cho chiếc bút chì

Quyết tâm giữ gìn chiếc bút và sử dụng hết công dụng của bút

Mẫu số 7: Tả chiếc thước kẻ

Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc thước

Chiếc thước đó được ai mua hoặc tặng, nhân dịp nào?

Chiếc thước đó đã được sử dụng bao lâu rồi?

Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

Đó là kiểu thước gì? (thước cứng, thước dẻo, thước đôi…)

Độ dài, hình dáng, kích thước của chiếc thước

Chất liệu, độ bền của chiếc thước

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

Vết đánh dấu, chia độ dài của thước

Những họa tiết, hình vẽ trang trí trên thước

Tên thước, nhà sản xuất

- Cách sử dụng, công dụng của chiếc thước

Trong học tập (kẻ hình, gạch bài, gạch chân từ quan trọng…)

Trong vui chơi (xếp hình, gõ nhạc…)

Kết bài

Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ

Những quyết tâm trong học tập cùng chiếc thước trong tương lai

Mẫu số 8: Tả chiếc cặp sách (balo)

Mở bài

Chiếc cặp sách (ba lô) là đồ vật không thể thiếu của mỗi học sinh.

Đầu năm học mới, bà ngoại đã mua tặng em một chiếc cặp sách thật là đẹp.

Thân bài

- Tả hình dáng, cấu tạo từng bộ phận của chiếc cặp

Hình dáng: chiếc cặp hình chữ nhật, chiều dài khoảng ba mươi xăng-ti-mét, chiều rộng hai lăm xăng-ti-mét.

Chất liệu của cặp: được làm từ các sợi ni-lông đan lại thật chắc với nhau.

Trên nắp cặp trang trí hình ảnh nàng công chúa Elsa xinh đẹp với bộ váy màu xanh da trời trong suốt như thủy tinh.

Ở giữa của chiếc cặp có một chiếc khóa bằng i-nốc sáng choang, là nơi để đóng mở cặp.

Bên dưới cặp có màu ghi xám.

Bên sườn phải cặp có hai ngăn lưới nhỏ, em thường đựng chai nước ở đó.

Cặp có quai xách làm bằng sợi vải ở trên cùng và hai quai đeo đằng sau.

Bên trong cặp có ba ngăn: hai ngăn lớn, một ngăn nhỏ.

- Công dụng của chiếc cặp

Chiếc cặp giống như một chiếc tủ nhỏ khi ở trường.

Em có thể đựng tất cả đồ dùng của bản thân khi đến trường mà không bao giờ sợ rơi hay quên

Kết bài

Chiếc cặp là một người bạn thân thiết của em khi em đi học.

Em luôn yêu thích và dùng nó một cách cẩn thận.

----------------------------

Trên đây, Toploigiai đã tổng hợp và biên soạn các mẫu dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 3, 4, 5 cho các bạn tham khảo. Rất mong những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn, chúc các bạn học tập thật tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023

Tham khảo các bài học khác