logo

Lập bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng

Câu trả lời đúng nhất: Bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng

  DNA RNA
Đường pentose Đường deoxyribose Đường Ribose
Nitrogenous Gồm 4 loại nu A, T, G, X Gồm 4 loại nu A, U, G, X
Số chuỗi polynucleotide 2 1
Chức năng Quy định, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền Bản sao của gen cấu trúc, mang thông tin quy định protein

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về DNA và RNA để hiểu rõ hơn câu hỏi trên nhé!


1. Tìm hiểu về DNA

Axit deoxyribonucleic, hay DNA, là một phân tử chứa các thông tin mà một sinh vật cần để phát triển, sống và sinh sản. Những thông tin này được tìm thấy bên trong mỗi tế bào, và được truyền từ cha mẹ cho con cái của họ.

DNA là thứ khiến mỗi con người trở thành một cá thể độc nhất vô nhị trên thế giới.

Một bộ DNA hoàn chỉnh chứa 3 tỷ bazo, 20.000 gen và 23 cặp nhiễm sắc thể. Chúng ta thừa hưởng một nửa DNA từ tinh trùng của cha và một nửa từ trứng của mẹ. Trên thực tế DNA rất dễ bị phá hủy, ước tính có hàng chục ngàn sự kiện gây tổn hại đến DNA xảy hằng ngày trong mỗi tế bào của chúng ta. Các tổn hại này có thể xảy ra do lỗi sao chép DNA, do gốc tự do và do chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV. Nhưng may thay, các tế bào của chúng ta lại có những protein chuyên biệt có khả năng phát hiện và sửa chữa nhiều trường hợp DNA bị phá hủy.

Phần lớn các phân tử DNA được cấu tạo từ hai mạch polyme sinh học xoắn đều quanh một trục tưởng tượng tạo thành chuỗi xoắn kép.

Hai mạch DNA này được gọi là các polynucleotide vì thành phần của chúng bao gồm các đơn phân nucleotide. Mỗi nucleotide được cấu tạo từ một trong bốn loại nucleobase là cytosine (C), guanine (G), adenine (A), hay thymine (T) – liên kết với đường deoxyribose và một nhóm phosphat.

Các nucleotide liên kết với nhau thành một mạch DNA bằng liên kết cộng hóa trị giữa phân tử đường của nucleotide với nhóm phosphat của nucleotide tiếp theo, tạo thành “khung xương sống” đường – phosphat luân phiên vững chắc.

Lập bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng

Những base nitơ giữa hai mạch đơn polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, và C liên kết với G) thông qua các mối liên kết hydro để tạo nên chuỗi DNA mạch kép.


2. Tìm hiểu về RNA

a. Cấu trúc của RNA

RNA là bản sao từ một đoạn của ADN (tương ứng với một gen). Ngoài ra, ở một số virus RNA là vật chất di truyền. RNA là đại lượng phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân nucleotit. Mỗi một đơn phân nucleotit được cấu tạo từ 3 thành phần, đó là:

+ Đường ribôluzơ: C5H10O5 (còn ở ADN là đường đề oxi ribôluzơ C5H10O4).

+ Axit photphoric: H3PO4.

+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).

RNA có cấu trúc mạch đơn:

– Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với đường C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của RNA ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.

b. Các loại RNA

- RNA thông tin (messenger RNA)

Thường được viết tắt là mRNA. RNA thông tin chỉ chiếm khoảng 5% lượng RNA trong tế bào sống nhưng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi là bản mã phiên của mã di truyền gốc từ ADN, chứa thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền và thường được gọi là côđon (đơn vị mã) gồm 3 ribonucleotit nên được gọi là bộ ba (triplet).

Mỗi một đơn vị mã xác định một axit amin cụ thể, mã hóa 20 loại axit amin cơ bản. Bên cạnh đó còn có côđon khởi đầu dịch mã (START codon) và côđon ngừng dịch mã (STOP codon).

Phân tử mRNA ở sinh vật nhân thực có dấu 5’ được gắn một GTP, giúp các nhân tố khác nhận biết trong quá trình dịch mã. Còn đầu 3’ được “bọc” lại nhờ “đuôi” polyA gồm nhiều adenylate nối nhau, giúp nó không bị các enzym đặc trưng phân giải.

– RNA ribôxôm (rRNA): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. r RNA là loại RNA có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.

– RNA vận chuyển (tRNA): 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng cuộn lại một đầu, tRNA có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

+ Ở một đầu của tRNA có bộ ba đối mã, gồm 3 nuclêôtit đặc hiệu đối diện với aa mà nó vận chuyển.

+ Đầu đối diện có vị trí gắn aa đặc hiệu.


3. Bảng phân biệt DNA và RNA về đường pentose, nitrogenous base, số chuỗi polynucleotide, chức năng

  DNA RNA
Đường pentose Đường deoxyribose Đường Ribose
Nitrogenous Gồm 4 loại nu A, T, G, X Gồm 4 loại nu A, U, G, X
Số chuỗi polynucleotide 2 1
Chức năng Quy định, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền Bản sao của gen cấu trúc, mang thông tin quy định protein
icon-date
Xuất bản : 06/06/2022 - Cập nhật : 25/11/2023