Hemoglobin (Hb) là một protein phức tạp có chứa phân tử sắt bên trong. Huyết sắc tố này được tìm thấy trong hồng cầu với chức năng chính là mang oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể. Đồng thời nó cũng tiến hành trao đổi oxy và lấy carbon dioxide thải từ các quá trình chuyển hóa trở lại phổi rồi thải ra ngoài.
Mỗi phân tử hemoglobin có thể mang 4 phân tử oxy. Các phân tử sắt trong huyết sắc tố này sẽ có tác dụng duy trì hồng có dạng như cái đĩa và dễ dàng di chuyển qua từng mạch máu. Ngoài ra, hemoglobin còn giúp duy trì sự ổn định cho nồng độ pH máu trong cơ thể con người.
a. Cấu tạo
Mỗi phân tử hemoglobin bao gồm bốn tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị có một nhóm heme và một chuỗi globin (hemoglobin = heme + globin)
Heme:
Là một sắc tố chứa sắt hoá trị (+2), chiếm 4% trọng lượng của huyết sắc tố.
Hem có cấu trúc là một vòng porphyrin có 4 nhân pyrol liên kết với ion Fe++ (hình).
Globin:
Là một chuỗi polypeptid (một chuỗi nhiều acid amin liên kết với nhau giữa các nhóm COOH và NH2), đó là một protein, được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu gen globin. Có nhiều loại globin thuộc hai họ (họ α và họ không α). Mỗi loại có số lượng và trình tự acid amin đặc trưng, các chuỗi thuộc họ α là: α và zeta, mỗi chuỗi có 141 acid amin, có cấu trúc gần giống nhau.
Các chuỗi thuộc họ không α là: β, γ, δ, ε, mỗi chuỗi có 146 acid amin. Các chuỗi α và không α này không phải có hình dạng bất kỳ mà cấu tạo đặc trưng để tạo nên hình khối, trong đó chứa hem, phân tích chi tiết có các mức độ cấu trúc của từng chuỗi.
Trong phân tử Hb: globin chiếm 94%, 4 HEM chiếm 6% trong đó sắt chiếm 0,34%
Dựa vào hình dạng, cấu tạo của các bậc cấu trúc.
- Cấu trúc các bậc của phân tử hemoglobin:
+ Bậc 1: là trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và liên kết bằng liên kết peptide, cấu trúc mạch thẳng
+ Bậc 2: Dạng xoắn hoặc gấp nếp cục bộ trong không gian của chuỗi polypeptide nhờ các liên kết hydrogen giữa các nguyên tử H và N của các liên kết peptide.
+ Bậc 3: dạng cuộn xoắn lại trong không gian toàn chuỗi polypeptide nhờ liên kết disulfile giữa hai gốc cysteine ở xa nhau trong chuỗi và các liên kết yếu như tương tác kị nước, liên kết hydrogen, liên kết ion giữa các gốc R
+ Bậc 4: Cấu trúc không gian ba chiều, các chuỗi polypeptide tương tác với nhau.
- Cấu trúc bậc 2 đóng vai trò quyết định các bậc cấu trúc còn lại.
- Vận chuyển O2:
+ Hb vận chuyển toàn bộ oxy từ phổi đến tổ chức theo phương trình:
Hb + O2 ↔ HbO2
+ Phản ứngthuận nghịch, chiều phụ thuộc chủ yếu vào phân áp oxy:
+ Ở phổi, phân áp oxy cao, phản ứng xảy ra theo chiều thuận: 1 phân tử Hb kết hợp với 4 phân tử oxy -> HbO2, oxy gắn lỏng lẻo với Fe2+ mà ko làm thay đổi hóa trị của sắt
+ Ở mô, phân áp oxy thấp, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch, HbO2 phân ly -> O2 + Hb, cung cấp oxy cho tế bào sử dụng
+ 100 ml máu có 15g Hb, 1g Hb kết hợp tối đa với 1,34 ml oxy => 100 ml máu có thể vận chuyển tối đa 20 ml oxy
+ Ngoài ra chiều phản ứng trên còn phụ thuộc vào: phân áp CO2 máu ↑, pH máu ↓, nồng độ men 2.3 DPG trong hồng cầu ↑, thân nhiệt ↑ => tăng phân ly HbO2
+ Chức năng vận chuyển oxy của Hb có thể giảm hoặc mất trong các trường hợp:
1 số tác nhân oxy mạnh như sulfamid… oxy hóa Fe2+ -> Fe3+, Hb -> metHb: không có khả năng vận chuyển oxy
Ngộ độc CO: Hb + CO → HbCO. Hb có ái lực với CO rất cao, gấp 200 lần so với oxy -> khi Hb kết hợp với CO thì Hb ko còn khả năng vận chuyển oxy
- Vận chuyển CO2:
+ Hb vận chuyển 20% CO2 từ mô về phổi theo phươmg trình:
Hb-NH2 + CO2 ↔ Hb-NH-COOH
+ CO2 gắn vào nhóm –NH2 của globin -> carbaminhemoglobin
+ Phản ứng thuận nghịch, chiều phụ thuộc chủ yếu vào phân áp CO2
+ Ở mô, phân áp CO2 cao, phản ứng xảy ra theo chiều thuận -> máu nhận CO2
+ Ở phổi, phân áp CO2 thấp, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch -> máu nhả CO2
- Duy trì pH máu:
+ Hb tham gia điều hòa thăng bằng A=B thông qua các hệ đệm: HHb/KHb và HHbCO2/KHbCO2
+ Cơ chế:
HCl + KHbCO2 → KCl + HHbCO2 (nhiễm toan)
KOH + HHbCO2 → KHbCO2 + H2O (nhiễm kiềm)
+ Ở mao mạch phổi, PO2 cao → HHbCO2 phân ly → H+ + CO2. H+ + HCO3- → H2CO3 → H2O + CO2, CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi → phế nang → thải ra ngoài nhờ động tác thở ra. Hb gắn với O2 và K+ → KHbO2 theo máu đến tổ chức
+ Ở tổ chức, PO2 thấp và PCO2 cao → KHbO2 phân ly → K+ + O2, O2 khuếch tán vào tổ chức. CO2 từ tổ chức khuếch tán vào máu + H2O (dưới tác dụng của men AC) → H2CO3, H2CO3 phân ly → H+ + HCO3-sau đó Hb + H+ + CO2 → HHbCO2 theo máu TM về tim → tới phổi
+ Ở tổ chức, Hb đóng vai trò như 1 chất kiềm phòng ngừa sự acid hóa máu do CO2 và H+ thâm nhập. Ở phổi, Hb đóng vai trò như 1 acid yếu ngăn ngừa sự kiềm hóa máu sau khi thải CO2
+ 1 phần lớn tác dụng đệm của Hb là do nhân imidazol của histidin trong phần globin:
=> Khi H+ trong môi trường tăng, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận từ trái sang phải -> làm H+ giảm, pH thay đổi rất ít.