logo

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Mở đầu trang 168 Bài 36 KHTN lớp 8: Nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét. Theo em, những phản ứng đó có lợi ích gì cho cơ thể?

Trả lời:

- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:

+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...

+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),…

- Lợi ích của những phản ứng trên: Những phản ứng trên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt được duy trì ổn định quanh mức bình thường đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu hỏi 1 trang 168 KHTN lớp 8: Quan sát hình 36.1, nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của mỗi lớp cấu tạo theo mẫu sau:

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Trả lời:

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

Lớp biểu bì

Có chức năng bảo vệ.

Lớp bì

Có chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.

Lớp mỡ dưới da

Có chức năng cách nhiệt và bảo vệ.

Câu hỏi 2 trang 168 KHTN lớp 8: Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da.

Trả lời:

Tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da:

Lớp biểu bì có: tầng sừng (tầng tế bào chết), tầng tế bào sống.

Lớp bì có: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, nang lông, mạch máu, cơ dựng chân lông, các thụ thể cảm giác, dây thần kinh.

Lớp mỡ dưới da: các tế bào mỡ.

Tìm hiểu thêm trang 169 KHTN lớp 8: Nốt ruồi, tàn nhang và nám da đều liên quan đến sự phân bố và tăng sinh tế bào sắc tố ở lớp biểu bì của da. Em hãy phân biệt ba hiện tượng trên.

Trả lời:

Nốt ruồi

Tàn nhang

Nám da

- Là những nốt nhỏ sậm màu (hầu hết có màu nâu hoặc đen), có hình tròn hoặc bầu dục, thường nổi trên bề mặt da, kích thước thường lớn hơn tàn nhang.

- Là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu nhạt hoặc đen trên da, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm, kích thước nhỏ hơn nốt ruồi và nám da.

- Là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da, kích thước lớn hơn tàn nhang.

- Có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.

- Thường xuất hiện ở mặt, vai, cổ, tay và lưng.

- Thường xuất hiện ở vùng mặt.

Thực hành 1 trang 169 KHTN lớp 8: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của em và các bạn khác trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút vào bảng 36.2. So sánh và giải thích kết quả.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Trả lời:

Tên

Trước khi vận động

Sau 2 phút vận động

So sánh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi vận động

Nguyễn Văn A

36,4oC

36,8oC

Sau khi vận động cao hơn

Lê Văn B

36,6oC

37,1oC

Sau khi vận động cao hơn

- Giải thích:

+ Trước khi vận động, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường (36,3 – 37,3oC).

+ Khi vận động, tốc độ hô hấp tế bào nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và năng lượng cho cơ bắp hoạt động liên tục. Mà một phần năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào được giải phóng dưới dạng nhiệt. Bởi vậy, cơ thể càng vận động mạnh thì nhiệt sinh ra càng nhiều khiến thân nhiệt tăng.

Câu hỏi 2 trang 169 KHTN lớp 8: Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?

Trả lời:

Đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh vì: Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3 oC. Khi thân nhiệt ở dưới 36 oC hoặc từ 38 oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường. Do đó, đo thân nhiệt được xem là bước đầu tiên giúp chẩn đoán, sàng lọc nhanh chóng và đơn giản trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Câu hỏi 3 trang 169 KHTN lớp 8: Quan sát hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Trả lời:

- Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.

Luyện tập trang 170 KHTN lớp 8: Viết tên các bộ phận trong cơ thể và cho biết chúng thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp.

Bảng 36.3. Sự thay đổi của cơ thể khi nhiệt dộ môi trường thấp hơn cao

Bộ phận Khi nhiệt độ môi trường thấp Khi nhiệt độ môi trường cao
Mạch máu dưới da ? ?
Tuyến mồ hôi ? ?
Cơ dựng lông ? ?
Cơ vân ? ?

Trả lời:

Bộ phận Khi nhiệt độ môi trường thấp Khi nhiệt độ môi trường cao
Mạch máu dưới da Co Dãn
Tuyến mồ hôi Ngừng tiết mồ hôi Tăng cường tiết mồ hôi
Cơ dựng lông Co Dãn
Cơ vân Co, dãn liên tục tạo phản xạ run Không có hiện tượng co, dãn liên tục tạo phản xạ run

Câu hỏi 4 trang 170 KHTN lớp 8: Nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gợi ý bảng 36.4.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Trả lời:

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,…

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,…

Nguyên nhân

Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;…

Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;…

Cách phòng chống

Nên che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng,…

Cần vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lí 2 – 4 lần/ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,…

Đánh giá kết quả trang 171 KHTN lớp 8: Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người cảm nóng và sơ cứu người cảm lạnh.

Trả lời:

Ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người cảm nóng và sơ cứu người cảm lạnh:

Cảm nóng

Việc làm

Ý nghĩa

Làm mát tức thì

Thúc đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt của cơ thể nhờ truyền nhiệt.

Lau người bằng nước ấm và quạt

Giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước.

Chườm khăn ướt ở nách, cổ,…

Giúp dãn mạch máu để tăng khả năng tỏa nhiệt.

Cởi bớt quần áo

Giúp tạo sự thông thoáng để tạo thuận lợi cho quá trình tỏa nhiệt.

Cho uống nước nếu còn tỉnh táo

Giúp làm giảm thân nhiệt và bù lại lượng nước đã mất.

Đặt bệnh nhân nằm và kê chân

Giúp máu dễ lưu thông đến vùng đầu đồng thời cũng giúp bệnh nhân có tư thế thoải mái để nghỉ ngơi.

Cảm lạnh

Cởi hết quần áo ướt

Giúp tránh cho cơ thể mất thêm nhiệt do phải tiếp xúc thêm với điều kiện lạnh và ẩm ướt.

Làm ấm bằng quần áo và chăn khô

Giúp hạn chế quá trình mất nhiệt của cơ thể vào môi trường.

Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm

Giúp tăng quá trình tự sinh nhiệt của cơ thể.

Câu hỏi 5 trang 172 KHTN lớp 8: Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.

Trả lời:

Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:

- Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều đồ.

- Uống nhiều nước.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.

- Vệ sinh da và chống nắng đúng cách.

- Bổ sung độ ẩm cho da.

- Hạn chế trang điểm.

- Bảo vệ da khỏi những tổn thương.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Thực hành 2 trang 172 KHTN lớp 8: Thực hiện dự án tìm hiểu một bệnh về da tại trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 hoặc tìm hiểu một số thành tựu ghép da trong y học.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

 
Trả lời:

- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến một bệnh về da như mụn trứng cá, chàm, vẩy nến,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh theo mẫu phiếu điều tra.

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH MẮC BỆNH MỤN TRỨNG CÁ

TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp

Tổng số người

trong lớp

Số người

bị mụn trứng cá

1

Lớp 8A

36

5

2

Lớp 8B

35

6

3

Lớp 9B

33

7

4

Lớp 7A

34

4

5

Lớp 6C

32

2

Tổng

170

24

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ học sinh mắc bệnh mụn trứng cá là: 24/170 = 14%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh mụn trứng cá: Tỉ lệ học sinh trong trường bị mụn trứng cá khá cao, có tới 24 học sinh mắc phải trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Bệnh xuất hiện ở cả nữ và nam, đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số cách phòng tránh mụn trứng cá:

- Phải luôn vệ sinh khăn mặt và các vỏ ga, gối nằm thật sạch sẽ. Hãy cố gắng thay ga, gối 2 lần/tuần.

- Nên uống đủ 2 lít nước một ngày, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất cay, nước uống có ga, cà phê, trà.

- Ngủ đủ 6-8 giờ một ngày, không thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng.

- Rửa mặt hàng ngày 2-3 lần, dùng tay sạch để rửa, tránh chà xát làm tổn thương da.

- Nên gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa mụn trứng cá. Bởi mụn trứng cá có khả năng mọc xung quanh chân tóc nếu không vệ sinh thường xuyên.

- Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ thấm hút chất nhờn dư trên da như giấy thấm dầu, phim thấm dầu.

- Không tự ý lặn mụn để tránh tình trạng lây lan.

Vận dụng 1 trang 172 KHTN lớp 8: Vì sao những vết thương trên da có thể phục hồi được?

Trả lời:

Vết thương trên da có thể phục hồi được bởi vì da là một cơ quan tái tạo và tự phục hồi. Da bao gồm nhiều lớp và mỗi lớp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương. Khi xảy ra vết thương trên da, các tế bào thương tổn sẽ kích hoạt quá trình phục hồi bằng cách tăng sản xuất các tế bào mới và sản xuất các chất tăng trưởng để giúp tái tạo mô tế bào.

Đặc biệt, da có chứa các tế bào gọi là fibroblast, chức năng của chúng là sản xuất collagen và elastin - hai loại protein giúp cấu trúc da vững chắc và đàn hồi. Khi có vết thương trên da, các fibroblast sẽ sản xuất collagen để tăng cường mạng lưới sợi collagen và giúp da tái tạo. Quá trình này có thể mất từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào độ lớn của vết thương.

Vận dụng 2 trang 172 KHTN lớp 8: Cần lưu ý gì trong chế độ ăn vào mùa đông và mùa hè.

Trả lời:

- Mùa đông:

+ Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả tươi, hạt, đậu, lạc... giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể giữ ấm.

+ Nên uống nước ấm hoặc nước lọc ấm, tránh uống nước lạnh.

+ Hạn chế ăn đồ ăn chiên, xào, nướng, cay nóng và đồ ngọt có nhiều đường.

+ Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa chất xơ như rau xanh, hoa quả để giúp tiêu hóa tốt.

- Mùa hè:

+ Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là loại có nhiều nước như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, bưởi, cam, táo... giúp giải nhiệt và cung cấp nước cho cơ thể.

+ Nên uống nhiều nước, nước ép hoa quả tươi, sinh tố, trà, sữa chua để bổ sung nước và vitamin cho cơ thể.

+ Hạn chế ăn đồ ăn nóng, cay nóng và đồ ngọt có nhiều đường.

+ Tránh ăn quá no và tránh ăn quá trễ vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Vận dụng 3 trang 172 KHTN lớp 8: Cần làm gì khi bị bỏng?

Trả lời:

- Ngưng tiếp xúc với nguồn nhiệt: tắt ngay bếp ga hoặc lò nướng, di chuyển nhanh chóng ra khỏi khu vực đang bị nóng.

- Làm mát vết bỏng: nhanh chóng chạy nước lạnh qua vùng da bị bỏng trong vòng 10-15 phút. Tránh sử dụng đá hoặc băng vì nó có thể gây hại cho da.

- Điều trị vết bỏng: sau khi vết bỏng đã được làm mát, bạn có thể sử dụng kem chuyên dụng để bôi lên vùng bỏng hoặc một số dược phẩm giảm đau khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Bảo vệ vùng bỏng: bạn cần phải giữ cho vùng bỏng sạch sẽ và khô ráo, che chắn bằng băng bó hoặc băng vải sạch. Nếu bỏng nặng hơn, cần đến bệnh viện để điều trị.

Vận dụng 4 trang 172 KHTN lớp 8: Em thường bảo vệ và chăm sóc da như thế nào?

Trả lời:

- Rửa mặt đúng cách: Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt nhẹ nhàng để làm sạch bụi bẩn và dầu thừa trên da.

- Sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời.

- Giữ ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho da mềm mại và đàn hồi.

- Tránh xa các chất có hại: Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, khí độc và hóa chất.

- Uống đủ nước: Uống đủ nước để giữ cho da luôn được cung cấp độ ẩm.

- Ăn đủ các chất dinh dưỡng: Ăn đủ các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ để duy trì sức khỏe da.

- Giảm stress: Stress và áp lực có thể gây ra các vấn đề về da như mụn trứng cá, da khô và kích ứng. Vì vậy, hãy tìm cách giảm stress bằng các hoạt động thư giãn như yoga, tai chi, tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, vv.

- Tránh tia cực tím và khói bụi: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và khói bụi có thể làm tổn hại đến da, vì vậy hãy tránh tiếp xúc với tia cực tím và tránh đi ra ngoài khi không cần thiết.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 06/04/2024