logo

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Mở đầu trang 157 Bài 33 KHTN lớp 8: Tại sao cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao?

Trả lời:

Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, cơ thể tăng cường tiết mồ hôi để tỏa nhiệt (lượng nước đào thải ra nhiều hơn bình thường). Mà nước lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Do đó, để đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường, cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao để đảm bảo cơ chế cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và đào thải ra ngoài.

Câu hỏi 1 trang 157 KHTN lớp 8: Quan sát hình 33.1 và nêu các thành phần của môi trường trong cơ thể.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

Các thành phần của môi trường trong cơ thể gồm: máu, dịch mô (dịch giữa các tế bào) và dịch bạch huyết.

Luyện tập 1 trang 157 KHTN lớp 8: Cho biết trường hợp nào dưới đây có chỉ số môi trường trong mất cân bằng.

Trường hợp

Chỉ số môi trường trong 

Giá trị đo được

Những giá trị ở người trưởng thành bình thường

1 Thân nhiệt 39,5

36 - 37,5

(bộ y tế 2008)

2  nồng độ Zn trong máu 16,5

9,2 - 18,4

(bộ y tế 2018)

Trả lời:

Trường hợp 1 có chỉ số môi trường trong mất cân bằng.

Câu hỏi 2 trang 158 KHTN lớp 8: Từ kết quả thí nghiệm thể hiện ở hình 33.2, cho biết ảnh hưởng của thành phần môi trường trong đến hoạt động của tế bào, vai trò của môi trường trong cơ thể.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.

Luyện tập 2 trang 158 KHTN lớp 8: Một người phụ nữ 28 tuổi có kết quả một số chỉ số xét nghiệm máu thể hiện ở bảng 33.2. Em hãy nhận xét về các chỉ số này. Theo em người này cần chú ý gì trong khẩu phần ăn?

Bảng 33.2 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu

Họ tên người xét nghiệm: N.H.T

Giới tính:  nữ            Tuổi: 28

Kết quả xét nghiệm máu

Chỉ số Kết quả xét nghiệm Ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường
Glucose (mmol/l) 7,4 3,9 - 5,6 (Bộ y tế 2020)
Ủic acid (mg/dl) 5,6

Nam: 2,5 - 7 

Nữ: 1,5 - 6 (ACR 2020)

Trả lời:

Dựa trên kết quả kiểm tra, được phát hiện rằng chỉ số đường huyết của người phụ nữ này cao hơn so với người trưởng thành bình thường.

Để hạn chế đường huyết tăng cao sau khi ăn, cần chú ý đến khẩu phần ăn. Nên giảm tinh bột trong bữa ăn và tránh các loại thực phẩm chứa đường đơn như bánh, kẹo, nước ngọt. Nên sử dụng chất béo vừa phải, ưu tiên các loại acid béo không bão hòa như từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng để tránh rối loạn chuyển hóa. Hơn nữa, tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây ít ngọt để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, cần chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 lần mỗi ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức sau khi ăn và giảm đường huyết khi cách bữa ăn xa.

Câu hỏi 3 trang 159 KHTN lớp 8: Dựa vào bảng 33.3, nêu vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

Vai trò của da, gan, phổi và thận trong bài tiết:

Cơ quan

Vai trò trong bài tiết

Da

Đào thải các chất dư thừa, chất thải thông qua việc tiết mồ hôi.

Gan

Chuyển hóa các chất dư thừa và độc hại trong cơ thể.

Phổi

Đào thải khí carbon dioxide, hơi nước.

Thận

Lọc máu để đào thải các chất dư thừa, chất thải thông qua nước tiểu.

Câu hỏi 4 trang 159 KHTN lớp 8: Quan sát hình 33.3 và cho biết:

a) Tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.

b) Tên các bộ phận cấu tạo của thận.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

a) Tên các cơ quan của hệ bài nước tiểu gồm: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

b) Các bộ phận cấu tạo của thận gồm: miền vỏ, miền tủy và bể thận. Trong đó, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng (nephron) nằm ở miền vỏ và miền tủy, mỗi nephron lại được cấu tạo từ các ống thận và cầu thận.

Câu hỏi 5 trang 160 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu mà em biết.

Trả lời:

BỆNH

NGUYÊN NHÂN

Nhiễm trùng đường tiết niệu

xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào hệ bài tiết

Tiểu không tự chủ

chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng, làm tắc nghẽn bàng quang.

ở nữ giới thường xảy ra do sa xương chậu hoặc là kết quả của nhiều lần sinh nở.

Viêm bàng quang kẽ

Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. 

sỏi thận

 Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước.

Suy thận

 tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.

...

...

Luyện tập 3 trang 160 KHTN lớp 8: Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết?

Trả lời:

Khi ta nhịn tiểu, lượng nước trong bàng quang sẽ tăng lên và áp lực lên thành bàng quang cũng tăng cao. Nếu thói quen này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe của hệ bài tiết như:

Viêm bàng quang: Áp lực lên bàng quang khi nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ viêm bàng quang, gây đau buốt vùng bụng dưới và nhiều triệu chứng khác.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi áp lực trong bàng quang tăng cao, có thể dẫn đến việc tràn nước tiểu ra khỏi bàng quang và lưu lại trong ống tiểu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hỏng tế bào bàng quang: Áp lực lên bàng quang có thể gây hại cho tế bào bàng quang, dẫn đến các vấn đề về chức năng của bàng quang.

Thực hành trang 160 KHTN lớp 8: Thực hiện dự án điều tra số người bị bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu tại địa phương.

Câu hỏi 6 trang 160 KHTN lớp 8: Quan sát hình 33.5 và cho biết đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo. Theo em, bộ phận nào của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể?

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Trả lời:

- Đường di chuyển của máu trong máy chạy thận nhân tạo: Máu chưa lọc từ động mạch của cơ thể → Máy bơm máu → Máy lọc máu → Máy điều chỉnh áp lực → Máu đã được lọc được đưa trở lại tĩnh mạch của cơ thể.

- Bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là máy lọc máu.

Luyện tập 4 trang 161 KHTN lớp 8: Giải thích vì sao ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối?

Trả lời:

Ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối vì: Ở giai đoạn cuối, cả hai quả thận của bệnh nhân không đáp ứng được chức năng lọc máu để thải các chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, để duy trì sự sống, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị duy trì (lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị duy trì đòi hỏi chi phí tốn kém và bệnh nhân phải thường xuyên đến bệnh viện. Trong khi đó, nếu có nguồn tạng thích hợp, ghép thận thành công có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống một người khỏe mạnh.

Vận dụng 1 trang 161 KHTN lớp 8: Giải thích tại sao không nên ăn quá nhiều muối, đường.

Trả lời:

Không nên ăn quá nhiều muối, đường vì: Ăn quá nhiều muối, đường sẽ làm mất cân bằng thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể, khiến các cơ quan bài tiết (gan, thận) phải tăng cường hoạt động để đưa thành phần chất tan của môi trường trong cơ thể về trạng thái cân bằng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các cơ quan bài tiết tương ứng quá tải. Kết quả là các cơ quan bài tiết này bị suy yếu, không đủ khả năng duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, từ đó, dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm cho cơ thể như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch hay các bệnh về thận,…

Vận dụng 2 trang 161 KHTN lớp 8: Tại sao luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể?

Trả lời:

Luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể vì:

- Khi luyện tập thể thao, việc tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, nhờ đó, việc đào thải khí CO2 hiệu quả hơn.

- Thân nhiệt khi luyện tập thể thao sẽ tăng lên kích thích da bài tiết mồ hôi nhiều hơn, nhờ đó, các chất dư thừa như nước, urea, muối,… được bài tiết hiệu quả hơn

- Việc luyện tập thể thao cũng giúp máu tuần hoàn trong cơ thể được tốt hơn, nhờ đó, việc lọc máu ở thận để bài tiết các chất thải, chất dư thừa hòa tan trong máu cũng hiệu quả hơn.

- Sự tăng cường trao đổi chất trong quá trình luyện tập thể dục thể thao cũng giúp giảm các áp lực chuyển hóa lên chức năng của gan, nhờ đó, giúp gan thực hiện quá trình chuyển hóa các chất độc và bilirubin hiệu quả hơn.

Vận dụng 3 trang 161 KHTN lớp 8: Nêu những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện. Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm những biện pháp nào khác để bảo vệ hệ bài tiết?

Trả lời: 

Những biện pháp phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ bài tiết mà gia đình em thường thực hiện:

- Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể.

- Uống đủ nước.

- Không nhịn tiểu.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

Theo em, gia đình em cần thực hiện thêm các biện pháp sau để bảo vệ hệ bài tiết:

- Có chế độ ăn uống khoa học hơn: Hạn chế thức ăn chế biến sẵn như các đồ chiên rán; hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối; hạn chế uống nước giải khát có gas và ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường khác;…

- Tạo thói quen khám sức khỏe định kì và không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 03/04/2024