logo

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Mở đầu trang 143 Bài 30 KHTN lớp 8: Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

- Khi ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, sẽ cảm nhận được hiện tượng mạch đập.

- Giải thích hiện tượng: Những vị trí cảm nhận được hiện tượng mạch đập là những vị trí có có động mạch nằm trên xương và dưới lớp da. Mạch đập không phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch mà là do sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, khi tim co.

Câu hỏi 1 trang 144 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

Thành phần của máu Đặc điểm cấu tạo Chức năng
Huyết tương Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.  Vận chuyển các chất.
Tiểu cầu Không nhân, chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. Tham gia vào quá trình đông máu. 
Bạch cầu  Có nhân, không màu. Tham gia bảo vệ cơ thể.
Hồng cầu Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ. Tham gia vận chuyển chất khí.

Vận dụng 1 trang 144 KHTN lớp 8: Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể bị thiếu tiểu cầu?

Trả lời:

Nếu tiểu cầu giảm xuống mức độ nguy hiểm, cơ thể sẽ không thể đóng khít những vết thương bên trong hay bên ngoài, gây ra hiện tượng chảy máu dưới da, bầm tím và xuất huyết nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nếu không được xử lý kịp thời, việc giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Câu hỏi 2 trang 144 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

Viêm là phản ứng miễn dịch vì: Viêm xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong cơ thể tăng cường hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh. Nhờ đó, viêm giúp hạn chế và loại bỏ các mô bị tổn thương để cơ thể có thể bắt đầu tự chữa lành vết thương.

Luyện tập trang 144 KHTN lớp 8: Theo em, “mụn trứng cá” trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Trả lời:

Vi khuẩn, dầu và bụi bẩn là những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá bằng cách tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lại trong lỗ chân lông dẫn đến hình thành mụn đầu trắng. Nếu lỗ chân lông mở và tiếp xúc với không khí, sẽ hình thành mụn đầu đen. Mụn trứng cá cũng có thể gây viêm và nhiễm trùng, dẫn đến hình thành mụn và nang. Do đó mụn trứng cá trên da là phản ứng miễn dịch.

Câu hỏi 3 trang 145 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

Nhóm máu Kháng thể Kháng nguyên
A  anti - A A
B anti - B B
AB Không có kháng thể anti - A, anti - B A, B
O  anti - A, anti - B Không có kháng nguyên

Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 8: Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

Trả lời:

Thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe có ý nghĩa quan trọng để đưa ra các quyết định điều trị trong trường hợp cấp cứu, phẫu thuật hoặc truyền máu. Việc xác định đúng nhóm máu giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình truyền máu, vì những người có cùng nhóm máu có thể nhận máu của nhau mà không gây phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, thông tin về nhóm máu cũng có thể được sử dụng để dự đoán nguy cơ mắc một số bệnh, vì nhóm máu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cơ thể.

Thực hành 1 trang 146 KHTN lớp 8: Tìm hiểu phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương em theo mẫu phiếu điều tra sau:

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

- Học sinh tiến hành khảo sát phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương rồi hoàn thành bảng theo mẫu.

Câu hỏi 4 trang 146 KHTN lớp 8: Quan sát hình 30.8:

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn

+ Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

- Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới rồi về tâm nhĩ phải.

Câu hỏi 5 trang 147 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn.

Trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Xơ vữa động mạch

 Do khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa bám vào bề mặt thành mạch, lâu ngày sẽ khiến thành mạch cứng lại và kém đàn hồi.

Sốt rét

Do muỗi Anopheles truyền kí sinh trùng Plasmodium gây bệnh.

Nhồi máu cơ tim 

Xảy ra khi có sự cản trở dòng máu cung cấp đến tim dẫn đến cơ tim không được nuôi dưỡng hoại tử gây ra cơn đau tim có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân thường nhồi máu cơ tim do cục máu đông.

Bệnh lý van tim

Do các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, dị tật bẩm sinh dẫn đến rối loạn quá trình lưu thông máu giữa các buồng tim.

...

...

Vận dụng 3 trang 147 KHTN lớp 8: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn?

Trả lời:

Các biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn bao gồm:

- Đã thực hiện được:

+ Điều trị đầy đủ và đúng cách các bệnh nhiễm trùng, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan B và C, HIV/AIDS, v.v.

+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm kiểm tra nhóm máu, đường huyết, huyết áp, cholesterol, v.v.

+ Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như vaccine phòng bệnh viêm gan B, vaccine phòng bệnh uốn ván, v.v.

- Chưa thực hiện được:

+ Hạn chế tiếp xúc với máu và các chất lây nhiễm khác bằng cách sử dụng khẩu trang, găng tay, áo phòng sạch, v.v. khi có tiếp xúc với người bệnh hoặc các chất lây nhiễm.

+ Kiểm soát lối sống và chế độ ăn uống để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn, như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, v.v.

+ Khám sức khỏe định kỳ đầy đủ và đúng cách để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe liên quan đến máu và hệ tuần hoàn.

Thực hành 2 trang 147 KHTN lớp 8: Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Trả lời:

- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tại trường em đang theo học.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 03/04/2024