Khi làm bánh mì, chúng ta cần những nguyên liệu: Bột mì, muối, vitamin C và dầu ăn. Ở Việt Nam, những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân thực dân Pháp đến nước ta vào năm 1859 với tên gọi là bánh mì Baguette. Lúc bấy giờ, vì điều kiện kinh tế nên bánh mì chỉ được dùng như một món ăn chơi.
(1) Bột mì; (2) Đường; (3) Muối;
(4) Vitamin C; (5) Dầu ăn; (6) Rượu;
A. (1), (2), (4), (6).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4), (5).
D. (2), (3), (5), (6).
Đáp án đúng: C. (1), (3), (4), (5).
Khi làm bánh mì, chúng ta cần những nguyên liệu: Bột mì, muối, vitamin C và dầu ăn. “Bánh mì”, cái tên thân thương đã in sâu trong tâm trí của bao người con đất Việt, trở thành niềm tự hào của dân tộc và là một trong những đại diện cho tinh hoa ẩm thực Việt. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, bánh mì Việt Nam giờ đây đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và để lại dấu ấn trong nền ẩm thực thế giới.
Ở Việt Nam, những ổ bánh mì đầu tiên đã theo chân thực dân Pháp đến nước ta vào năm 1859 với tên gọi là bánh mì Baguette. Lúc bấy giờ, vì điều kiện kinh tế nên bánh mì chỉ được dùng như một món ăn chơi.
Sau đó, dưới bàn tay của các thợ làm bánh mì Việt tài ba, những ổ bánh mì mang cái chất rất riêng của người Việt đã ra đời. Ban đầu chỉ có một vài địa điểm nhỏ nhưng rất nổi tiếng như bánh mì Hòa Mã, sau đó bánh mì tiếp tục được cải biên để có khổ và độ dài như hiện nay. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày nay bánh mì đã trở thành điểm nhấn đặc biệt trong nền ẩm thực Việt.
Món bánh dân dã ngày nay được bán trên khắp các con đường ở thành phố lớn đến thôn quê khiến không ít thực khách nước ngoài thích thú. Những ổ bánh vàng ươm được nướng trên than hồng cho thật giòn trước khi cho nhân vào làm ai nhìn thấy cũng phải thòm thèm. Người ta cũng không còn xem bánh mì là món ăn chơi nữa mà bánh mì đã trở thành món ăn chính cho mọi đối tượng, bánh vừa ngon vừa rẻ lại rất tiện lợi.
Những thập kỉ sau, bánh mì Việt Nam lan ra khắp miền Trung và miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Người Sài Gòn sau đó cải biên chiếc bánh baguette thành ổ bánh mì nhỏ và ngắn hơn, chỉ còn khoảng 30–40 cm, còn ruột bánh thì rỗng hơn để đưa được nhiều nhân, tương tự như món sandwich. Tùy thuộc vào thành phần nhân, bánh mì có những tên gọi khác nhau. Ngoài ra, bánh mì còn ăn kèm với nhiều món ăn đa dạng, chẳng hạn như thịt bò kho, cá mòi hay xíu mại.
Bước 1: Nhào bột
- Trộn bột mì với nước và các chất phụ gia theo tỉ lệ so với bột khô: nước (65 – 75%), muối (1 – 1,5%), vitamin C (0,3 – 0,5%).
- Cho men bánh mì, dầu ăn hoặc bơ vào khối bột và nhồi kĩ cho men trộn đều, tạo khối bột dẻo và đàn hồi.
Bước 2: Chia bột và vê tròn
- Chia khối bôt dẻo thành các phần bằng nhau.
-Vê tròn thành hình khối tùy thích.
Bước 3: Lên men
- Ủ phần bánh mì ở nhiệt độ 30 – 35oC trong khoảng thời gian 1 giờ.
Bước 4: Nướng bánh mì
- Cho khối bột đã định hình vào lò nướng với nhiệt độ khoảng 200 – 280oC cho đến khi bánh chín vàng.
>>> Tham khảo: Việc cho vitamin C (hoặc nước chanh, giấm gạo) vào bột làm bánh mì nhằm mục đích gì?