Bánh mì là một món ăn Việt Nam, với lớp vỏ ngoài là một ổ bánh mì nướng có da giòn, ruột mềm, còn bên trong là phần nhân. Vậy, xếp thứ tự các bước làm bánh mì sao cho phù hợp? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!
(1) Cho men bánh mì vào hỗn hợp bột mì và chất phụ gia rồi trộn đều.
(2) Trộn bột mì với nước, muối, vitamin C theo tỉ lệ nhất định.
(3) Ủ bánh mì ở nhiệt độ 30 – 35oC trong khoảng thời gian 1 giờ.
(4) Tạo hình khối cho bánh mì.
(5) Nướng bánh mì ở nhiệt độ khoảng 200 – 280oC cho đến khi bánh chín vàng.
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (2), (1), (4), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (3), (5).
D. (2), (1), (3), (4), (5).
Đáp án đúng: B. (2), (1), (4), (3), (5).
Thứ tự các bước làm bánh mì: Trộn bột mì với nước, muối, vitamin C theo tỉ lệ nhất định → Cho men bánh mì vào hỗn hợp bột mì và chất phụ gia rồi trộn đều → Tạo hình khối cho bánh mì → Ủ bánh mì ở nhiệt độ 30 – 35oC trong khoảng thời gian 1 giờ → Nướng bánh mì ở nhiệt độ khoảng 200 – 280oC cho đến khi bánh chín vàng. Món bánh dân dã ngày nay được bán trên khắp các con đường ở thành phố lớn đến thôn quê khiến không ít thực khách nước ngoài thích thú.
Khởi thủy của bánh mì Sài Gòn cũng như tất cả bánh mì ổ ở Việt Nam chính là từ món bánh baguette do người Pháp mang đến trong những năm đầu thế kỷ 19. Khi ấy, họ đã cho xây dựng những lò bánh mì gạch đầu tiên tại Việt Nam với lò thứ nhất nằm tại phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền).Hầu hết những người Pháp đến Việt Nam đều không muốn làm công việc vất vả nhưng lại ít tiền như làm bánh mì.
Ban đầu, miền Bắc gọi baguette là bánh tây, còn miền Nam thì gọi là bánh mì. Thời đó, việc chuyển thực phẩm từ Pháp đến là điều không khả thi nên người Pháp buộc phải đưa các loài vật nuôi và cây trồng vào Việt Nam hòng đảm bảo rằng sữa, cà phê cùng các loại thịt khác có sẵn để tiêu thụ. Thế nhưng lúa mì lại không thể nào trồng được ở Việt Nam. Do giá cả lúa mì nhập khẩu vào thời điểm đó quá cao nên bánh mì baguette của Pháp là một mặt hàng xa xỉ đối với người bản xứ. Đồng thời, việc nhập khẩu lúa mì bị gián đoạn khiến các nhà sản xuất bánh bắt đầu trộn bột gạo rẻ tiền, qua đó làm cho bánh mì mềm hơn. Do đó, ngay cả người Việt Nam bình thường cũng có thể thưởng thức các mặt hàng chủ lực của Pháp như bánh mì. Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, bánh mì có xu hướng mau hư hơn nên nhiều cửa hàng thường nướng bánh hai lần một ngày. Mọi người chủ yếu ăn bánh baguette vào bữa sáng với một ít bơ và đường.
Không giống với bánh mì hamburger hay sandwich, bánh mì Việt Nam khác biệt với lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong xốp mềm. Đặc biệt là phần ruột rỗng để cho thêm các loại nhân như thịt, pate, trứng, rau thơm,... Đây cũng là lý do khiến bánh mì trở nên nổi danh trên khắp thế giới.
Vào năm 2011, món ăn này đã chính thức trở thành danh từ riêng trong từ điển Oxford: "Bánh mì" - (banh mi /ˈbɑːn miː/). Đây được xem như dấu mốc quan trọng giúp khẳng định bánh mì là 1 món ăn đến từ Việt Nam. Không những vậy, vào năm 2020, bánh mì Việt Nam còn khiến người Việt tự hào ngời ngời khi xuất hiện trên trang chủ Google của hơn 10 nước nhằm kỷ niệm ngày từ "bánh mì" được thêm vào từ điển Oxford.
Điểm thú vị nhất trong nền ẩm thực Việt là đi dọc ba miền đất nước, nơi nào cũng có bánh mì nhưng mỗi vùng miền lại có nhiều loại khác nhau tùy vào phần nhân được kẹp bên trong:
+ Bánh mì thịt: Phổ biến nhất ở Sài Gòn, nhân bánh gồm thịt, bơ, chả, pate, thịt nguội, hành ngò, đồ chua và ớt.
+ Bánh mì xíu mại: Xíu mại thực chất là thịt heo xốt cà, vị hơi ngọt ở Sài Gòn còn ở Đà lạt bánh mì xíu mại có vị cay cay.
+ Bánh mì bì: Bánh mì được kẹp với thịt hoặc da heo thái sợi nhỏ, chan thêm một chút nước mắm lên trên, đơn giản mà rất ngon.
+ Bánh mì chà bông: Nghe tên gọi là biết nguyên liệu chính để làm loại bánh mì này chắc chắn là chà bông (ruốc) rồi. Thông thường người bán sẽ xịt một chút nước tương vào bánh nữa để tăng thêm hương vị.
+ Bánh mì cá mòi: Cá mòi hộp xốt cà mà ăn với bánh mì thì ngon hết biết. Nếu đã một lần nếm thử, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên vị ngon của món bánh mì cá mòi này.
>>> Tham khảo: Hình 18.1 là ảnh chụp lát bánh mì bị mốc. Vì sao lát bánh mì bị mốc và vết mốc lại lan rộng theo thời gian?