logo

Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy

Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy đầy đủ, chi tiết nhất, qua đó giúp các em nắm được nội dung chính của bài.


1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương

- Cuộc đời:

+ Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc

+ Năm 1285 và năm 1288. Ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông

+ Ông lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông

- Tác phẩm nổi bật: Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư

Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy

b. Tác phẩm

- Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy (ảnh 2)

- Tác phẩm được viết theo thể loại Hịch


2. Thể loại Hịch là gì?

- Hịch là thể văn cổ được ứng dụng nhiều trong thời đại xưa. Đây là dạng văn được vua chúa và tướng lĩnh sử dụng nhằm kêu gọi những người dưới quyền, cổ vũ họ hăng hái tham gia chiến đấu, quét sạch quân thù.

- Hịch không phải là thể văn phổ biến được sử dụng trong thời bình. Cũng như một số dạng văn đặc trưng chiếu, tấu, sớ… thể văn hịch về hình thức đa phần được viết theo lối văn tứ lục, cũng có tác phẩm được viết bằng văn xuôi hoặc dạng thơ lục bát.

 - Tuy vậy, lối văn tứ lục được sử dụng nhiều nhất trong bài hịch. Đây là lối viết cổ xưa ở thể văn chữ Hán với câu bốn chữ và sáu chữ chen nhau, đối không vần. Lối văn này còn được dùng nhiều trong viết tấu sớ, chiếu thư.

- Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính: 

+ Phần đầu nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận; 

+ phần giữa nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù); 

+ phần cuối nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.

* Ví dụ về một số bài văn hịch hay bạn cần biết:

      Đây là dạng văn chỉ dành cho vua chúa, tướng lĩnh được viết theo hướng văn xuôi cổ với giọng văn mạnh mẽ và hùng hồn. Trong lịch sử văn học nước nhà, chúng ta đã thấy nhiều bài hịch nổi tiếng cho đến tận bây giờ, phải kể đến như:

- “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: Đây là bài hịch nổi tiếng gắn liền với nhiều thế hệ học sinh. Hịch tướng sĩ có giọng văn hùng hồn, lời kêu gọi mạnh mẽ đến các quân sĩ giúp họ có thêm ý chí và niềm tin đánh thắng giặc ngoại xâm

- “Hịch đánh quân Thanh” của Quang Trung

- “Lời kêu gọi tổ quốc kháng chiến” và “Không có gì quý hơn Độc lập – Tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khác với những bài hịch hùng hồn kể trên, hai bài văn của bác Hồ gần gũi và phù hợp với đại đa số người dân thời bấy  giờ. Đây là các bài hịch được Bác viết trong thời điểm Pháp, Mỹ xâm lược gửi đến đồng bào kêu gọi cả nước cùng tham gia đánh giặc.


3. Tóm tắt tác phẩm Hịch tướng sĩ

        Đoán trước được lòng quyết tâm phục thù trở lại xâm lược lần hai của quân Nguyên, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã chủ động mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long vào tháng 9 năm 1284 và công bố bài Hịch "Dụ chư tì tướng hịch văn" (tức Hịch tướng sĩ). Mục đích của bài hịch là khích lệ, kêu gọi tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của tướng sĩ nhà Trần đồng lòng dốc sức nhất tề đứng lên chống lại quân xâm lược; đồng thời kêu gọi các tướng sĩ ra sức học tập cuốn "Binh gia diệu lí yếu" (Binh gia yếu lược) do chính ông biên soạn để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần hai. Bài Hịch không những có giá trị lịch sử quan trọng mà còn là một tác phẩm văn học trung đại độc đáo của thơ văn Lý – Trần thời kì đó.

Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ bằng sơ đồ tư duy (ảnh 3)

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

a. Giá trị nội dung

        Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Điều đó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

b. Giá trị nghệ thuật

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu


5. Ý nghĩa của tác phẩm

         Hịch Tướng Sĩ không chỉ là lời kêu gọi người dân đồng lòng đứng lên chống giặc Mông Nguyên mà còn là tác phẩm thể hiện sức mạnh giữ vững chủ quyền của dân tộc Việt Nam, sẽ không giặc ngoài nào có thể lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Hy vọng những thông tin về tác phẩm trên đây phần nào giúp bạn hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022