logo

Ai được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Ai được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng" cùng với những kiến thức mở rộng về nhà văn Nguyên Hồng là tài liệu đắt giá môn Ngữ văn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Ai được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?

A. Hồ Chí Minh

B. Nguyên Hồng

C. Nguyễn Du

D. Chế Lan Viên

Trả lời: 

Đáp án đúng B. Nguyên Hồng


Kiến thức tham khảo về nhà văn Nguyên Hồng 


1. Tiểu sử của nhà văn Nguyên Hồng

- Nguyên Hồng (1918 - 1982). Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.

- Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha. Mẹ ông lén lút đi bước nữa, bà bị gia đình nhà chồng ruồng bỏ, hắt hủi, không được tự do gần gũi, chăm sóc con. Nguyên Hồng phải sống nhờ bà nội cùng cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà. Tuổi thơ Nguyên Hồng đã trải qua những ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương. Ông đã phải đi đánh đáo kiếm tiền ăn học và chung đụng với đủ mọi hạng trẻ hư hỏng của các lớp "cặn bã" nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng. Năm 16 tuổi, mới học hết bậc tiểu học, Nguyên Hồng đã phải thôi học, cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Nguyên Hồng đã đi xin việc nhiều nơi, mà trước sau vẫn thất nghiệp. Dừng lại ở xóm Cấm, Hải Phòng, Nguyên Hồng sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo. 

Ai được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?

2. Phong cách sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng

Vì có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh, cay đắng nên ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người nghèo khó gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải. Nhà văn Nguyên Hồng được nhận định rằng ông là nhà văn của phụ nữ và trẻ em vì hai đối tượng (bất hạnh) này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm giống như hình ảnh của ông và người mẹ thuở nhỏ.


3. Tác phẩm chính của nhà văn Nguyên Hồng

• Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)

• Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)

• Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)

• Qua những màn tối (truyện, 1942)

• Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942)

• Quán nải (tiểu thuyết, 1943)

• Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943)

• Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943)

• Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943)

• Vực thẳm (truyện vừa, 1944)

• Miếng bánh (truyện ngắn, 1945)

• Ngọn lửa (truyện vừa, 1945)

• Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946-1961)

• Đất nước yêu dấu (ký, 1949)

• Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951)

• Dưới chân cầu Mây (tập truyện ngắn, 1951)

• Giữ thóc (truyện vừa, 1955)

• Giọt máu (truyện ngắn, 1956)

• Trời xanh (thơ, 1960)

• Sóng gầm (tiểu thuyết, 1961)

• Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976)

• Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963)

• Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, 1963)

• Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 1971)

• Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972)

• Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973)

• Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973)

• Sông núi quê hương (thơ, 1973)

• Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976)

• Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978)

• Thù nhà nợ nước (tập I trong bộ tiểu thuyết về Khởi nghĩa Yên Thế, 1981)

• Núi rừng Yên Thế (tập II trong bộ tiểu thuyết về Khởi nghĩa Yên Thế, 1993)

• Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985)


4. Lí do Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng (đoạn trích Trong lòng mẹ) trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biệt là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi được ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.

Ngoài ra trong nhiều tác phẩm Nguyên Hồng khắc họa rõ:

- Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời. 

- Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời, ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2022