logo

Dấu hiệu nhận biết câu phủ định?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi "Dấu hiệu nhận biết câu phủ định?" cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 8


Trả lời câu hỏi: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định?

Câu phủ định trong tiếng Việt là những câu có chứa những từ ngữ phủ định, những từ có nghĩa phủ định, phản bác ý kiến, quan điểm của mình về sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Những từ ngữ có nghĩa phủ định gồm: Không, không phải, không phải là, chẵn phải là , chưa, chà, chẵn, đâu có phải, đâu có…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu phủ định nhé!


Kiến thức tham khảo về câu phủ định

Dấu hiệu nhận biết câu phủ định?

1. Khái niệm câu phủ định ví dụ minh họa

Khái niệm

Định nghĩa Sách giáo khoa lớp 8 đã nêu rõ: câu phủ định là trong câu đó có các từ ngữ phủ định ví dụ như không phải, chẳng phải, không, chẳng, chả…đây là đặc điểm nhận dạng trong các câu rất dễ nhận thấy.

Câu phủ định còn phủ nhận các hành động, trạng thái,  tính chất đối tượng trong câu.

Ví dụ: “Thứ 7 này Hà không về quê” – từ phủ định “không”

“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. – Từ phủ định “không”


2. Chức năng của câu phủ định

– Nhằm phản bác ý kiến, khẳng định của người khác (phủ định bác bỏ).

Ví dụ: ” À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết…Ông để cậu Vàng ông nuôi…”

=> Lão Hạc phủ định việc giết cậu Vàng. Từ phủ định “không”.

– Thông báo, xác nhận không có các sự vật, sự việc, tính chất cụ thể nào đó (phủ định miêu tả).

Ví dụ:

“Hôm nay thời tiết thật đẹp và không có nắng to”

=> Từ phủ định “không” miêu tả sự vật (thời tiết) “không có nắng to”.


3. Phân biệt phủ định bác bỏ và phủ định miêu tả

– Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng đứng sau một ý kiến, một nhận định nào đó được đưa ra từ trước. Vì vậy câu phủ định bác bỏ thường không đứng ở đầu câu.

Ví dụ:

” Thầy sờ vòi bảo:

-Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa

Thầy sờ ngà bảo:

-Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn

Thầy sờ tai bảo:

-Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”

(Trích “Thầy bói xem voi”)

=> Các câu phủ định bác bỏ: “Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn” – “Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc”. Trước khi đưa ra ý kiến bác bỏ này thì đã có ý kiến của một thầy bói khác là “…nó sun sun như con đỉa”.

– Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt. Nhiều khi không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì trong một số trường hợp cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đâu là phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.

Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia của khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”

=> Dựa vào ý nghĩ của chị Dậu cho là các con đang đói, cái Tí bác bỏ ý kiến của mẹ nó rằng “Không, chúng con không đói nữa đâu”.

– Phủ định của phủ định: trong câu xuất hiện hai từ phủ định thì câu đó lại là câu khẳng định

Ví dụ:

“Tôi không thể nào không nhớ được buổi đầu tiên đặt chân vào cánh cửa học đường”

=> Hai từ “không” mang nghĩa khẳng định là “rất nhớ”

– Lưu ý: Một số câu có hàm ý dùng để phủ định nhưng lại không phải là câu phủ định.

Ví dụ:

“Đẹp gì mà đẹp”

“Cuốn sách này có gì mà hay?”

“Làm gì có chuyện đó được”


Ví dụ về câu phủ định

Câu phủ định thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, vì thế  mà không khó để chúng ta có thể tìm được ví dụ cho kiểu câu này.

- Mai học bài

- Mai không có học bài

Trong câu 1 mục đích dùng để khẳng định cho việc Mai học bài nhưng mục đích trong câu 2 lại phủ định cho việc Mai không học bài. Câu thứ 2 có  ý nghĩa và trạng thái trái ngược với câu thứ nhất.

Con mèo bị cậu bé lấy cây ná bắn trúng chân nên bị thương nên không động đậy được

Từ phủ định được sử dụng trong câu là từ “không”, khẳng định cho sự việc nói trên là con mèo đã bị thương nên hoàn toàn không thể di chuyển, cử động được.

Tôi chưa từng nghe qua tên bộ phim này trước đây. Tôi nghĩ bộ phim này chắc không hay đâu.

Trong câu có sử dụng từ phủ định “Không”, khẳng định cho rằng bộ phim này chắc sẽ dở .


4. Những tính năng chính câu phủ định

Chỉ một vài tính huống hay trường hợp mà ta lựa chọn nên sử dụng câu phủ định sao cho thích hợp nhất.

Dùng để thông báo, xác định 

Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó mà bạn chắc chắn là nó sai hoặc không hợp lý. Nó còn gọi là câu phủ định miêu tả. Loại này thường được sử dụng nhất và dễ nhận biết nhất.

Ví dụ: Chiều nay trời không mưa hoặc hôm nay trời chưa mưa.

Dùng để phản bác

Phản bác một ý kiến, một nhận định từ cá nhân hay tổ chức. Nó còn gọi là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ trong một cuộc hợp, thảo luận nhóm một người đề xuất ý kiến thì sẽ có nhiều người phản bác, đưa ra ý kiến ngược lại…

Ví dụ: Một đoạn trò chuyện ngắn về cách dùng câu phủ định để phản bác

Tối nay Lan đi xem phim với Tấn không?

Tối nay Lan không đi được vì có hẹn rồi.

Câu phủ định bác bỏ, phản bác  bao giờ cũng xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét đã được đưa ra từ trước. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ không bao giờ đứng ở vị trí mở đầu đoạn văn.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ nhiều khi không được thể hiện ra một cách rõ ràng qua hình thức hoặc dấu hiệu. Trong những trường hợp như vậy, cần dựa vào hoàn cảnh để xác định đâu là câu phủ định miêu tả hay là câu phủ định bác bỏ cho chính xác nhất.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 21/03/2022