logo

Trắc nghiệm Đi đường có đáp án chi tiết nhất

Trắc nghiệm Đi đường có đáp án chi tiết nhất

Câu 1: Bài thơ "Đi đường" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.

B. Trong lúc Bác đi chiến dịch biên giới, phải trèo lên núi cao để quan sát.

C. Trong lúc Bác vượt biên giới tìm đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ ở nước ngoài.

D. Trong quá trình bôn ba hơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.

Đáp án đúng: A. Trong lúc Bác Hồ bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc), trên đường bị chuyển từ trại giam này sang trại giam khác. Bác đã sáng tác bài thơ.

Câu 2: Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?

A. Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.

B. Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.

C. Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.

D. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Đáp án đúng: D. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Câu 3: Bài thơ Đi đường được sáng tác theo thể thơ gì ?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thể thơ tự do

C. Song thất lục bát

D. Thể thơ ngũ ngôn

Đáp án đúng: A. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3: Bài thơ Đi đường thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?

A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

B. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.

C. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.

D. Tinh thần yêu độc lập, tự do.

Đáp án đúng: A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

Câu 4: Có thể thay thế từ gian lao trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào?

   A. phức tạp

   B. nghiệt ngã

   C. khó khăn

   D. mệt mỏi

Đáp án đúng: C. khó khăn

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường?

A. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.

B. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những nhọc nhằn trên đường đi.

C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.

D. Mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đầy gian lao, vất vả.

Đáp án đúng: C. Thanh thản, nhẹ nhàng, ung dung vì đã lên đến đỉnh cao nhất.

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường?

A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bàn lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

B. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh.

C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ.

D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ.

Đáp án đúng: A. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bàn lĩnh thì sẽ đạt được thành công.

Câu 7: Trong bài thơ, từ tẩu lộ được nhắc lại mấy lần?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Đáp án đúng: B. 2 lần

Câu 8: Từ "trùng san" được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường ?

A. Hai lần

B. Ba lần

C. Bốn lần

D. Không lặp lại

Đáp án đúng: B. Ba lần

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ Đi đường?

A. Điệp từ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Hoán dụ

Đáp án đúng: A. Điệp từ

Câu 10: Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?

A. Câu 1

B. Câu 2

C. Câu 3

D. Câu 4

Đáp án đúng: B. Câu 2

Câu 11: Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gi?

A. Đường đời có rất nhiều thử thách, con người phải có những biện pháp cụ thể để vượt qua từng thử thách.

B. Cuộc sống có nhiều cơ hội, con người phải biết nắm bắt và tận dụng triệt để.

C. Con người có sức mạnh to lớn có thể đánh bại mọi khó khăn.

D. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Đáp án đúng: D. Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.

Câu 12: Bài thơ "Đi đường" thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?

A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

B. Tinh thần gan dạ, dũng cảm, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng.

C. Tinh thần yêu đời, yêu cuộc sống.

D. Tinh thần yêu độc lập, tự do.

Đáp án đúng: A. Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của bài Đi đường (Tẩu lộ) nhé!

1, Tác giả

- Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969, tên thật là Nguyễn Sinh Cung

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen) - xã Kim Liên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

+ Là vị lãnh tụ kính yêu của đất nước Việt Nam

+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam

+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng nổi bật, Người còn để lại những di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về cảnh thiên nhiên đất nước với niềm tự hào, tình yêu tha thiết, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng mà lãng mạn.

2. Tác phẩm

[CHUẨN NHẤT] Trắc nghiệm đi đường có đáp án chi tiết nhất?

- Đi đường là bài thơ thứ 20 nằm trong tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh, sáng tác với mục đích ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 03/03/2022