logo

Trắc nghiệm Chiếu dời đô có đáp án chi tiết nhất

Trắc nghiệm chiếu dời đô có đáp án chi tiết nhất

Câu 1: Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A. Tự sự                            C. Thuyết minh

B. Biểu cảm                       D. Lập luận

Đáp án đúng: D. Lập luận

Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là:

A. Lập luận chặt chẽ.

B. Thuyết phục người nghe bằng lý lẽ và tình cảm chân thành.

C. Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?

A. 1010                    C. 1789

B. 958                     D. 1858

Đáp án đúng: A. 1010                    

Câu 4: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu?

A. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

B. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

C. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

D. Giãi bày tình cảm của người viết.

Đáp án đúng: C. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 5: Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì ?

A. Huế                 C. Hoa Lư

B. Cổ Loa            D. Thăng Long

 Đáp án đúng: C. Hoa Lư

Câu 6: Bố cục của bài Chiếu dời đô gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng: B. 3

Câu 7: Tên nước ta ở thời nhà Lí là gì ?

A. Đại Cồ Việt      C. Vạn Xuân

B. Đại Việt           D. Việt Nam

Đáp án đúng: B. Đại Việt          

Câu 8: Câu nào dưới đây diễn tả đúng nghĩa của từ "Thắng địa" trong Chiếu dời đô?

A. Là nơi núi non hiểm trở.

B. Là nơi có phong cảnh và địa thế hẹp.

C. Là nơi cao ráo, thoáng mát.

D. Là nơi có sông ngòi bao quanh.

Đáp án đúng: B. Là nơi có phong cảnh và địa thế hẹp.

Câu 9: Ai là người thường dùng thể chiếu ?

A. Nhà sư      C. Nhà nho ở ẩn

B. Nhà vua      D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án đúng: B. Nhà vua     

Câu 10: Đặc điểm nào không đúng về thể loại Chiếu?

A. Thể văn do vua dùng đề ban bố mệnh lệnh

B. Chữ có thể viết bằng văn bản, văn vần hoặc văn xuôi.

C. Không sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

D. Được công bố và đón nhận một cách trang trọng

Đáp án đúng: C. Không sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật

Câu 11: ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?

A.Giãi bày tình cảm của người viết.

B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.

D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Đáp án đúng: D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 12: Lí do vì sao nhà vua quyết định rời kinh thành khỏi Hoa Lư?

A. Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, hợp với chiến lược phòng thủ.

B. đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác.

C. Vì Đại La là nơi hội tụ nhiều thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời điểm hiện tại và tương lai.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’.

A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.

B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.

C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.

D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.

Đáp án đúng: C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.

Câu 14: Phần kết luận của một bài hịch thường nên lên những vấn đề gì

A. Nêu ra vấn đề cần đề cập đến trong bài hịch.

B. Nhận định tình hình, phân tích phải trái để tạo lòng căm thù giặc cảu người nghe.

C. Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.

D. Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

Đáp án đúng: D. Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

Câu 15: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu: ‘Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi’?

A. Nhấn mạnh cảnh điêu đứng của nhân dân ta dưới thời Đing, Lê.

B. Khẳng định việc đóng đô ở vùng núi Hoa Lư của hai nhà Đinh, Lê là không còn thích hợp.

C. Phủ định công lao của hai triều Đinh, Lê.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án đúng: B. Khẳng định việc đóng đô ở vùng núi Hoa Lư của hai nhà Đinh, Lê là không còn thích hợp.

Câu 16: Từ nào có thể thay thế từ “mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn” ?

A. mưu sinh      C. mưu hại

B. âm mưu        D. mưu tính

Đáp án đúng: D. mưu tính 

Câu 17: Lí Thái Tổ là vị vua đầu tiên của triều đại nào dưới đây trong lịch sử Việt Nam?

A. Triều Đinh

B. Triều Lí

C. Triều Trần

D. Triều Lê Sơ

Đáp án đúng: B. Triều Lí

Câu 18: ý nghĩa của từ phong tục là gì ?

A. Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của một dân tộc, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Thói quen và tục lệ lành mạnh đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

C. Những thói quen, tục lệ lạc hậu được truyền lại từ trước đến nay.

D. Những suy nghĩ và nếp sống của một lớp người nào đó.

Đáp án đúng: B. Thói quen và tục lệ lành mạnh đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Tác giả, Tác phẩm Chiếu dời đô nhé!

1. Tác giả

- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ

- Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

- Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công

- Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

- Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

- Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước

2. Tác phẩm

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 03/03/2022