logo

Bài tập về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Bài tập về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm


1. Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm là gì?

Bài tập về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

- Dấu hai chấm dùng để:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)


2. Tác dụng của dấu ngoặc đơn

- Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên dùng để:

a. Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ đối tượng nói đến (những người bản xứ).

b. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh.

c. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lý Bạch (701 - 762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi. Bởi các phần này chỉ là phần bổ sung thêm, không phải nội dung chính.


3. Tác dụng của dấu hai chấm

- Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời nói của nhân vật, dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc trước lời đối thoại dùng kết hợp với dấu gạch ngang.

- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.


4. Bài tập về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Bài tập 1: Tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn là gì?

Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bấy giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

Trả lời

Dấu hai chấm trong đoạn văn trên có tác dụng liệt kê những cảnh vật xung quanh, có ý nghĩa bổ sung cho nội dung “những cảnh tuyệt đẹp của đất nước” trước đó.

Bài tập 2: Hai đoạn trích sau đã bị lược dấu câu. Đoạn trích (a) bị lược bốn dấu phẩy, một (cặp) dấu ngoặc đơn. Đoạn trích (b) bị lược năm dấu phẩy, một dấu hai chấm. Cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.

a. Đã vậy tính nết lại ăn xổi thì thật chỉ vì ốm đau luôn không làm được có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

( Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xung xanh tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

Trả lời

Những dấu câu bị lược trong hai đoạn trích :

a. Xét xem trong đoạn trích này có phần nào dùng để làm rõ thêm cho ý trước đó để biết được dấu ngoặc đơn dùng ở chỗ nào. Trong bốn dấu phẩy, có một dấu phẩy tách hai vế của phần trong ngoặc đơn, một dấu phẩy nằm ngay sau dấu ngoặc đơn thứ hai.

b. Trong đoạn trích này, dấu hai chấm có thể nằm ở câu thứ nhất không ? Vị trí của dấu hai chấm là ranh giới giữa hai phần, phần thứ hai dùng để thuyết minh cho phần thứ nhất.

Bài tập 3: Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a/ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do".

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b/ Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

c/ Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)

(Ngữ văn 7, tập một)

Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không?

Trả lời

Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:

a) Phần giải thích để làm rõ cho từ họ. Phần này giúp người đọc hiểu rõ hơn họ là những người bản xứ.

b) Phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh. Phần này giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.

c) Phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh (701), năm mất (762) của nhà thơ Lí Bạch và phần chú thích thêm về địa danh Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).

- Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi. Phần trong ngoặc đơn chỉ giải thích, bổ sung thêm thông tin chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản.


5. Trắc nghiệm Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có đáp án

Câu 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

A. Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)

C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)

D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 2: Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

D. Gồm B và C

Câu 3: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các ví dụ sau:

Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép

B. Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép

C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không?

Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

A. Có

B. Không

Câu 5: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

A. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước

B. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước

C. Giải thích cho phần đứng trước

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

C. Đánh dâu lời đối thoại

D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 7: Dấu hai chấm trong ví dụ sau có tác dụng gì?

[...] Và với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy.

(Đánh nhau với cối xay gió)

A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

C. Đánh dâu lời đối thoại

D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Câu 8: Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”

(Hai cây phong)

A. Sai

B. Đúng

Câu 9: Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

C. Đánh dấu lời đối thoại

D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

Câu 10: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ:

Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, và khi tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy: đó là kết quả cái ngã như trời giáng của lão và con Rô-xi-nan-tê.

(Đánh nhau với cối xay gió)

A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó

B. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

C. Đánh dâu lời đối thoại

D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 02/03/2022