logo

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học THPT - Sản phẩm 2

SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG

TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ

Số: 25/KH-THPT HP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hòa Phú, ngày 05 tháng 11 năm 2021

KẾ HOẠCH

Hoạt động tư vấn tâm lí học đường năm học 2021 – 2022

-----------------------------

Căn cứ Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông; 

Thực hiện Công văn số 1173/SGDĐT-GDPT ngày 24/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022;

Thực hiện Kế hoạch số 23/KH-THPT HP ngày 27/9/2021 của trường THPT Hòa Phú về thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2021 - 2022; 

Tổ Tư vấn tâm lí trường THPT Hòa Phú xây dựng Kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lí học đường năm học 2021 - 2022 cụ thể như sau:


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lí, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, hoặc những khó khăn mà học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt.

- Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

2. Yêu cầu

- Các thành viên của tổ tư vấn tâm lí phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả.

- Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.

- Các thành viên tổ tư vấn phải nắm bắt được đặc điểm tình hình phát triển kinh tế của địa phương và công tác tuyển sinh của các trường nghề trên địa bàn tỉnh cũng như các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.


II. NỘI DUNG

1. Tư vấn tâm lí lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học phổ thông;

2. Tư vấn, giáo dục kĩ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;

3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hện xã hội khác;

4. Tư vấn kĩ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12;

5. Tham vấn tâm lí đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lí đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lí nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường;


III. GIẢI PHÁP

- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lí cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ;

- Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lí cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh;

- Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, tư vấn theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực;

- Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn tâm lí phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh;

- Nhà trường bố trí một phòng tư vấn học đường để phục vụ cho công tác tư vấn;

- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lí và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh;

- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác;

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh.


IV. CÁC HÌNH THỨC TƯ VẤN

1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn - cá nhân học sinh

* Mục tiêu:

- Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lí của học sinh;

- Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể;

- Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.

* Nội dung:

- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lí cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói, …

- Tổ tư vấn tâm lí sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.

2. Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp thông qua Email, zalo, messenger

Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ Email của nhà trường hoặc giáo viên trong tổ tư vấn, qua zalo, mesenger để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email, zalo, mesenger.

3. Hình thức 3: Tương tác đám đông

* Mục tiêu:

- Lắng nghe những khó khăn tâm lí của học sinh. 

- Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.

- Động viên tinh thần học sinh. 

* Nội dung:

- Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm lí cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò, …

4. Hình thức 4: Tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề tư vấn giúp học sinh giải tỏa các khó khăn mang tính thời điểm hoặc mang tính phổ biến

* Mục tiêu:

- Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.

- Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lí do học tập và cuộc sống mang lại; 

- Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.

* Nội dung:

- Tùy thời điểm, Tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp.


V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nguồn tài liệu

- Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn;

- Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín.

2. Lịch tư vấn

- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lí trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn (Phòng tư vấn học đường) hoặc tại một địa điểm phù hợp tại trường;

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

3. Kế hoạch thực hiện

Thời gian

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Tháng 

8,9/2021

- Ổn định công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch.

- Tư vấn về an toàn giao thông.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

10/2021

- Tư vấn về kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình; Biết vận dụng những hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình vào cuộc sống.

- Tư vấn về phương pháp học tập các bộ môn.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn Sinh + GDCD.

- Sinh hoạt dưới cờ cùng với học sinh toàn trường.

Tháng

11/2021

- Tư vấn các vấn đề về quan hệ giao tiếp, ứng xử với gia đình, thầy cô và bạn bè.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, Nhân viên y tế học đường.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

12/2021

- Tuyên tuyền về phòng chống Ma túy, HIV-AIDS.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, Nhân viên y tế học đường.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng 

01/2022

- Tư vấn kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề văn hoá xã hội của địa phương, đất nước.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn Lịch sử + Địa lí.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

02/2022

- Tư vấn về chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân, biết tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, Nhân viên y tế học đường.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

3/2022

- Tư vấn đánh giá và lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường 

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn Sinh + GDCD.

- Sinh hoạt dưới cờ cùng với học sinh toàn trường (có thể mời chuyên gia).

Tháng

4/2022

- Tư vấn thái độ tích cực và đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, Nhân viên y tế học đường.

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

5/2022

- Tư vấn phương pháp học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Giáo viên làm công tác tư vấn phối hợp với GVCN, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn GDCD + Ngữ văn

- Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tháng

6/2022

- Tiếp nhận và tư vấn, tham vấn tâm lí cho đối tượng học sinh có nhu cầu tham vấn.

- Báo cáo.

Tư  vấn  trực tiếp  hoặc gián tiếp.

4. Nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn tâm lí

- Tiếp nhận ý kiến học sinh và phân phối cho các thành viên tổ tư vấn.

- Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hàng tuần về những vấn đề chung mà học sinh đang quan tâm.

5. Ban Giám hiệu nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn

Chịu trách nhiệm tư vấn về Phương pháp học tập các bộ môn ở trường, tự học ở nhà sao cho việc học tập có hiệu quả cao.

6. Thầy, Cô giáo chủ nhiệm lớp

Phụ trách các nội dung tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh; giới tính, quan hệ với bạn khác giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên; quan hệ giao tiếp với mọi người đối với học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh toàn trường theo phân công.

7. BCH Đoàn trường, BCH các Chi đoàn

Tư vấn các vấn đề về kĩ năng sống, hoạt động xã hội.

8. Y tế học đường

- Tư vấn cho học sinh toàn trường về vấn đề Sức khỏe sinh sản vị thành niên; chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh, ...

- Tiếp nhận đăng kí của học sinh, báo cáo với tổ trưởng tổ tư vấn để phân công giáo viên tư vấn.

- Tư vấn về thẩm mĩ trong trang phục, các vấn đề về giới tính.

- Trên đây là kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lí học đường của trường THPT Hòa Phú năm học 2021 - 2022. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, BGH nhà trường để tổ tư vấn tâm lí thực hiện tốt kế hoạch trên./.

 

Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT (b/c);

- Đoàn trường (phối hợp);

- Thành viên tổ tư vấn tâm lí (th/h);

- Website trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

icon-date
Xuất bản : 19/12/2021 - Cập nhật : 19/12/2021