logo

Có bao nhiêu yếu tố tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong bối cảnh xã hội mới?

Câu hỏi: Có bao nhiêu yếu tố tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong bối cảnh xã hội mới?

Lời giải:

Có 3 yếu tố tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong bối cảnh xã hội mới

+ Yếu tố gia đình

+ Sự phát triển của internet và mạng xã hội

+ Sự thay đổi hình thức học tập

Gia tốc phát triển của lứa tuổi của học sinh tiểu học trở nên nhanh hơn và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bên cạnh những yếu tố nội tại thuộc về mỗi cá nhân học sinh, còn có những tác động từ môi trường, hoàn cảnh và bối cảnh xã hội mới như gia đình, sự phát triển của Internet, sự thay đổi về hình thức học tập...

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tâm lí các em học sinh tiểu học nhé!


1. Yếu tố gia đình

Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mối quan hệ, ứng xử của các thành viên trong gia đình, môi

trường văn hóa của gia đình, trình độ nhận thức của cha mẹ và phương pháp dạy học của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp nhận thức, tình cảm, thái độ, giá trị và các hành vi của học sinh.

Có bao nhiêu yếu tố tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong bối cảnh xã hội mới?

Trong xã hội hiện đại, trước những tác động của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của nguồn nhân lực, nhu cầu của con người trong cuộc sống ngày càng cao và đa dạng khiến áp lực của cuộc sống ngày càng tăng lên, sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia khiến cho giá trị chuẩn mực truyền thống thay đổi và thay thế với những giá trị mới có tính cởi mở hơn.

Biểu hiện rõ nhất cho điều này chính là thiếu hụt sự chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái. Có thể con cái vẫn sống cùng với bố mẹ nhưng bố mẹ không có thời gian dành cho con, mải miết với những công việc mưu sinh hoặc sự nghiệp, có những gia đình vì áp lực kinh tế mà bố mẹ và con cái buộc phải xa cách để đảm bảo cuộc sống cho gia đình, việc nuôi dạy con cái được ủy thác cho những người thân như ông, bà, chú, bác…Sự thiếu quan tâm của cha mẹ dành cho con cái khiến cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên rời rạc. Thiếu đi sự định hướng, chăm sóc, học sinh phát triển tự do, thiếu sự giám sát dẫn tới nhiều học sinh tiểu học có những hành vi lệch chuẩn như: chán học, bỏ học, bị bạn bè rủ rê vào các tệ nạn. Không ít những học sinh còn thu mình, hạn chế giao tiếp và có những khó khăn, rối loạn tâm lí như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn hành vi chống đối.

Xung đột gia đình xuất phát từ những mâu thuẫn, việc ly hôn của cha mẹ tác đông không nhỏ đến quá trình phát triển và trưởng thành của học sinh. Do học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thường học thông qua bắt chước nên việc chứng kiến bố mẹ đánh nhau, mắng chửi cũng làm gia tăng hành vi hung tính và bạo lực của học sinh. Học sinh thiếu hụt kỹ năng kiểm soát cảm xúc, ứng xử. Ngoài ra, sự thiếu thốn về mặt tình cảm, khiến cho học sinh tiểu học thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực, giảm đi động lực học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ còn thiếu kĩ năng giáo dục con khoa học. Hiện tượng áp đặt con cái theo kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, sự độc đoán trong phương pháp giáo dục con hoặc sự quá nuông chiều con đều gây ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh. Tính tự tin hoặc sự tự ti, sự tự giác hoặc sự ỉ lại, sự chăm chỉ hoặc lười biếng, sự trung thực hoặc thật thà…và còn nhiều phẩm chất đạo đức khác ít nhiều bị chi phối bởi phương pháp giáo dục của cha mẹ.


2. Sự phát triển của internet và mạng xã hội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được

với nhau: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet…Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi trí tuệ nhân tạo…Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của Internet, các mạng xã hội đã mang lại nhiều thay đổi sâu sắc trong phương thức con người giao tiếp và tương tác với nhau. Người trẻ nói chung, trong đó có trẻ em, là một trong những đối tượng chính sử dụng Internet và mạng xã hội với tần suất lớn nên chịu tác động rõ rệt từ các phươngtiện này.

- Không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà Internet và mạng xã hội đã mang đến cho con người vì chúng làm cho cuộc sống trở nên phong phú, hiện đại, tiện dụng, phát triển hơn, giúp con người dễ dàng kết nối với nhau hơn. Trẻ em hiện nay có điều kiện và khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại rất thành thạo nên việc tiếp xúc với Internet và mạng xã hội đã mở ra cho trẻ cơ hội tiếp thu kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, những tiến bộ khoa học công nghệ và những trào lưu mới trên thế giới. Nói cách khác, nếu khai thác và sử dụng hợp lí thì mạng xã hội là công cụ học tập, hỗ trợ phương thức học truyền thống, phát triển phương thức học phi truyền thống, nâng cao năng lực học tập; đồng thời, cũng là công cụ sáng tạo, góp phần phát triển các tiềm năng của học sinh. Ở khía cạnh giao tiếp, mạng xã hội cũng giúp học sinh dễ dàng giao lưu, kết nối với người khác trên quy mô rộng lớn, qua đó, thể hiện bản thân, tiếp nhận thông tin, học hỏi những kinh nghiệm, kĩ năng hữu ích.

- Bên cạnh những lợi ích to lớn, Internet và mạng xã hội cũng mang đến nhiều tác hại cho trẻ em, nhất là khi các em còn nhỏ, chưa biết sàng lọc, chọn lựa thông tin hoặc kiểm soát, tự điều chỉnh bản thân trước các tác động của yếu tố này. Nếu không được quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn, hỗ trợ thì học sinh tiểu học rất dễ gặp phải nguy cơ tiếp thu những yếu tố văn hóa lệch lạc từ những nguồn thông tin chưa được kiểm duyệt chặt chẽ; bị nghiện mạng xã hội; nghiện games trực tuyến hoặc trò chơi điện tử khác trong các thiết bị công nghệ, dẫn đến lãng phí thời gian, sức khỏe; không tập trung được trí tuệ, sức lực cho việc học tập, rèn luyện; gia tăng cảm giác sống trong thế giới ảo; thu mình, khép kín, ít giao tiếp với các mối quan hệ ngoài thực tế cuộc sống (cha mẹ, giáo viên, các bạn); nguy cơ hành xử bạo lực; bị lợi dụng và trở thành nạn nhân của các chiêu trò tấn công trên mạng xã hội…Những tác động tiêu cực đó sẽ để lại hệ lụy lâu dài, làm lệch hướng phát triển tâm lí, nhân cách về sau của các em.


3. Sự thay đổi hình thức học tập

Sự phát triển internet đã tạo điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các hình thức dạy học và đổi mới phương pháp dạy học. Việc áp dụng mô hình dạy học đảo ngược (Flipped class) và mô hình dạy học kết hợp (blended learning, viết tắt là B-learning). Dạy học kết hợp là phươngpháp kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp cósự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ và internet.Đây là phương pháp dạy học rất linh hoạt về không gian và thời gian, áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả của những tiện ích của công nghệ. Thời gian học tập của B- learning được thay đổi để phù hợp với khả năng học của cá nhân. Việc dạy học kết hợp đòi hỏi học sinh phải có khả năng và ý thức tự học cao hơn. Học sinh chủ động tham gia học tập trên lớp học thật và lớp học ảo. Ngoài kiến thức chuyên môn, đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có kĩ năng tiếp cận và làm chủ công nghệ.

Hình thức học kết hợp tác động tích cực đó là cho phép học sinh học với tốc độ nhanh nhất có thể, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác. Khi người học đã quen với việc sử dụng công cụ học tập, người học có thể chủ động khai thác thông tin và tiến hành các hoạt động học tập theo nhiệm vụ học tập đề ra.

Dạy học B-learning chịu sự tác động của nhiều yếu tố như phương pháp dạy học, cấu trúc nội dung dạy học, chương trình, người dạy, người học, cơ sở hạ tầng, phương tiện dạy học, công cụ tương tác (thiết bị học tập điện tử, kho dữ liệu online, các phần mềm quản lí kiểm tra, đánh giá).

Đối với học sinh tiểu học, việc áp dụng mô hình học tập Blearning tạo ra những khó khăn nhất định về sự tập trung trong học tập, khả năng quản lí và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đối với những học sinh gặp khó khăn về phương tiện dạy học (như hạ tầng internet nơi sinh sống, sự thiếu thốn các phương tiện học tập như máy tính…) tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập của học sinh.

Sự thích ứng, kĩ năng áp dụng công nghệ thông tin của giáo viên và hệ thống giáo dục đổi với sự chuyển đổi mô hình dạy học theo hướng B-learning có tác động không nhỏ đối với học sinh tiểu học. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức khi học online sẽ giúp học sinh hứng thú và tập trung hơn, ngược lại việc học theo hình thức online sẽ khiến học sinh gặp những căng thẳng khi tập trung trong một thời gian trên mạng internet.

Có thể thấy, những tác động của cuộc cách mạng khoa học rất lớn. Bên cạnh những mặt tích cực, internet cũng làm cho học sinh tiểu học có những thay đổi về nhận thức, sự thích ứng trong học tập.

+ Không gian, khung cảnh học tập mới: Trường học, phòng học được xây dựng, bố trí theo cấu trúc của trường học phổ thông, khác hẳn với bậc mầm non, nên khi mới vào trường tiểu học, học sinh nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, mất ít nhiều thời gian để làm quen và thông thuộc được vị trí của các phòng học và các phòng chức năng khác nhau (thư viện, phòng truyền thống, phòng tập đa chức năng…).

+ Thời gian học tập: Việc học được diễn ra thường xuyên, hàng ngày (trừ ngày nghỉ và giờ giải lao theo quy định), mỗi tiết học kéo dài liên tục 30 - 35 phút.

+ Học sinh phải tiến hành hoạt động học trong môi trường nề nếp kỉ luật tương đối “nghiêm ngặt”, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn như: đi học đúng giờ, ngồi học nghiêm túc trong thời gian tương đối dài, giơ tay nếu muốn phát biểu ý kiến, tự phục vụ tất cả các hoạt động của bản thân; không được nghỉ học nếu không có lí do chính đáng, không nói chuyện riêng, không khóc nhè, không ngủ gật, không tự do đi lại…Những nội quy này đòi hỏi học sinh cần tập trung chú ý, tự kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và điều khiển các hành động của bản thân ở mức cao hơn rất nhiều so với tuổi mẫu giáo.

Trên thực tế, đa số học sinh tiểu học có thể đã nhận thức đầy đủ các nội quy của trường, lớp nhưng khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của các em còn hạn chế. Nhiều em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái hoạt động từ chơi sang học.

Nhiều học sinh vì chưa thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường học tập này nên tiếp tục nảy sinh những khó khăn tâm lí khác, như không thích đi học, thậm chí chán học, sợ học. Biểu hiện ở việc học sinh hay lề mề, trì hoãn nhằm cố ý đi học muộn; nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài; học không đồng đều các môn; quên làm bài tập cô giáo yêu cầu; không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); giấu bố mẹ những điểm số thấp hoặc hành vi vi phạm nội quy của mình ở trường, lớp…

Nhìn chung, những ngày đầu đến trường tiểu học, học sinh có khá nhiều điều mới mẻ cần phải làm quen và thích ứng. Nguyên nhân của những khó khăn này một phần là do đặc điểm, yêu cầu khách quan của hoạt động học tập; một phần do sự phát triển tâm sinh lí của trẻ còn những hạn chế nhất định; nhưng phần khác còn do những yếu tố khách quan (cha mẹ, giáo viên chưa hoàn toàn thấu hiểu khó khăn mà trẻ tiểu học phải đối mặt; áp lực thành tích của người lớn; cách giáo dục và dạy học chưa phù hợp…). Vì vậy, cha mẹ, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên quan tâm tới những khó khăn thực sự của các em; khen ngợi, động viên kịp thời, giúp trẻ

hình dung trước và có sự chuẩn bị nhất định để dần tham gia vào môi trường học tập mới mẻ này một cách hào hứng, tuân thủ một cách tự nguyện và chung sống trong sự thích nghi.

3.1.Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

Hoạt động học tập là một trong những dạng hoạt động đặc thù của con người, bao gồm nhiều thành tố và yêu cầu phức tạp để cá nhân có thể lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, qua đó, phát triển trí tuệ, nhân cách. Vì vậy, việc học chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với học sinh nhỏ. Có thể mô tả những biểu hiện khó khăn phổ biến trong học tập mà học sinh thường gặp và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho các em ở bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểuhọc gặp khó khăn trong học tập nói chung

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Trong lớp, hay làm việc riêng (nghịch sách vở, đồ dùng học tập, ăn quà vặt…) hoặc trêu chọc các bạn do khó tập trung chú ý và không hiểu bài;

- Chưa hoặc không thực hiện được các bài tập mà giáo viên yêu cầu;

- Chưa hoặc không tiếp thu kịp bài giảng (nghe chưa kịp hiểu, không kịp ghi chép bài…) ở trên lớp dẫn đến bị hổng kiến thức ngày một lớn;

- Không thích học đi học, sợ học, lảng tránh các hoạt động liên quan đến học tập ở trên lớp.

- Chưa tự giác học ở nhà, làm bài tập không đầy đủ (do chưa hiểu hoặc chưa biết cách làm bài);

- Chưa có sự tiến bộ trong một khoảng thời gian nhất định;

- Việc rèn luyện, thực hiện một số kĩ năng cơ bản (đọc, viết, tính toán…) còn chậm hoặc chưa đạt yêu cầu;

- Chưa hình thành được động cơ học tập phù hợp (động cơ bên ngoài chiếm ưu thế, như học vì được khen, thưởng quà…) hoặc động cơ chưa bền vững.

- Theo dõi sát sao tình hình học tập của học sinh; Đánh giá kịp thời khó khăn mà học sinh gặp phải (khó khăn ở môn gì, kiến thức nào, ở mức độ nào, nguyên nhân gây ra khó khăn…);

- Giao các bài tập vừa sức để luyện tập, củng cố kiến thức;

- Động viên, khích lệ hoặc khen thưởng kịp thời khi học sinh có tiến bộ;

Liên hệ với gia đình, trao đổi để cha mẹ nắm được tình hình học tập của con tại trường, lớp; đề nghị cha mẹ cùng phối hợp với giáo viên giúp học sinh từng bước tiến bộ trong học tập;

- Huy động học sinh khác trong lớp cùng giúp đỡ học sinh gặp khó khăn; Lập các nhóm học tập, “đôi bạn cùng tiến” để những bạn học tốt hơn hướng dẫn cho các bạn còn lại, cùng nhau thi đua học tập;

- Tìm ra thế mạnh của học sinh ở những môn học mà em yêu thích hoặc đạt kết quả cao hơn; bồi đắp thêm tính tự tin trong học tập cho em.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm về kĩ năng học tập hiệu quả (cách đọc sách, ghi nhớ, tư duy…) để học sinh lĩnh hội kiến thức.

3.2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong quan hệ giao tiếp

Gia nhập cuộc sống nhà trường, học sinh vận hành cùng một lúc nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau mà trước đây chưa có, hoặc có nhưng với một tính chất khác. Cụ thể là:

a. Trong giao tiếp với người lớn (cha mẹ và giáo viên)

Dù đã từng đi học mẫu giáo, được tiếp xúc với cô giáo mầm non, nhưng nội dung, cách thức giao tiếp của giáo viên tiểu học có nhiều điểm khác biệt nên hầu hết học sinh vẫn thấy bỡ ngỡ và cảm nhận rõ hơn sự nghiêm khắc của giáo viên. Trong mối quan hệ với cha mẹ, dù vẫn được yêu thương, chăm sóc nhưng trẻ cũng cảm nhận được sự khắt khe, yêu cầu cao hơn từ phía người lớn đối với mình. Cảm nhận về sự thay đổi này làm nảy sinh ở học sinh tiểu học những khó khăn nhất định trong giao tiếp với người lớn (theo hướng thu mình hoặc chống đối). Một số biểu hiện phổ biến của khó khăn này và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh được trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong quan hệ với người lớn

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Khó thiết lập mối quan hệ với giáo viên (chủ yếu thụ động tiếp nhận tác động từ giáo viên, còn chưa chủ động trong mối quan hệ này);

- Không dám hoặc không muốn thể hiện, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với cha mẹ và giáo viên;

- Chống đối, không tuân theo các yêu cầu của cha mẹ hoặc giáo viên;

- Có lời nói hoặc hành động thiếu tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường (thiếu lễ phép, nói hỗn, trêu chọc thái quá...);

- E sợ, ngại ngùng, rụt rè, nhút nhát khi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với giáo viên hoặc các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường

- Chủ động làm thay đổi cảm nhận xa lạ ở học sinh; quan tâm, trò chuyện một cách chân thành, cởi mở, trìu mến;

- Nhận diện đặc điểm tâm lí riêng của mỗi học sinh để có cách thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp một cách phù hợp;

- Khích lệ, động viên học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân; lắng nghe và tôn trọng những cảm xúc đó;

- Nếu học sinh có hành vi giao tiếp chưa đúng mực thì giáo viên xử lí tình huống phù hợp với nguyên tắc giao tiếp sư phạm (không đánh, mắng; giải thích, hướng dẫn để thiết lập suy nghĩ và hành vi đúng; cho học sinh cơ hội khắc phục, sửa chữa việc làm sai…); không chấp nhặt, “để bụng” những lời nói, hành vi chưa đúng của học sinh mà thành ra có định kiến với các em.

- Tổ chức các trò chơi, hoạt động tập thể nhẹ nhàng nhưng lí thú, bổ ích để tạo sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh và học sinh trong lớp với nhau.

b. Trong giao tiếp với bạn bè

Quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học được thiết lập tương đối khác với giai đoạn tuổi mầm non vì đây là giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Trẻ bắt đầu được làm quen với các chức danh như “lớp trưởng”, “lớp phó”, “tổ trưởng”, “quản ca” của các bạn. Các em chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về nhau (họ tên, nơi ở, trường mẫu giáo đã từng học, bố, mẹ, anh chị em…). Mỗi bạn lại có tính cách, thói quen khác nhau nhưng các em chưa đủ lớn để hiểu và biết cách giao tiếp với nhau mà thường giao tiếp theo cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình. Vì vậy, trong quan hệ với bạn bè của học sinh tiểu học, ngoài những bạn thích chơi với nhau thì biết nhường nhịn, đoàn kết, còn không thì dễ mâu thuẫn từ những lí do nhỏ nhặt, dẫn đến hành vi nói xấu, lấy đồ dùng, trêu chọc, giật tóc…Học sinh dễ giận nhau nhưng cũng dễ làm lành nên khi được giáo viên giải thích, hướng dẫn thì mối quan hệ nhanh chóng trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu giáo viên không để ý, giám sát thường xuyên và can thiệp kịp thời thì những mâu thuẫn nhỏ lại có thể trở thành mầm mống của bắt nạt học đường.

Dù quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học chưa có nhiều điểm mới và phức  tạp như các giai đoạn tuổi sau (học sinh trung học cơ sở, tiểu học) nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tài liệu tập trung trình bày hai trường hợp khó khăn cơ bản trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, gồm học sinh bị bắt nạt và học sinh thích (hoặc bị gán ghép) là thích nhau.

* Học sinh bị bắt nạt

Bắt nạt học đường có nhiều hình thức khác nhau và để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân và tập thể học sinh nên rất cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Việc nhận diện các hình thức bắt nạt và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho nhóm học sinh này được trình bày ở bảng 1.4:

Bảng 1.4: Hình thức bắt nạt và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học

Hình thức

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Bắt nạt thể chất (đánh đập bằng tay, chân hoặc các phương tiện vũ lực khác);

 

- Bắt nạt tinh thần (nói xấu, dọa nạt, chê bai nhược điểm cơ thể…);

- Với học sinh bị bắt nạt:

+ Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với học sinh;

+ Lắng nghe để hiểu suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của học sinh;

+ Trấn an, động viên, cùng phân tích để học sinh nhận thấy điểm mạnh của mình, tăng thêm cảm nhận tự tin về bản thân.

- Với học sinh bắt nạt: phân tích để học sinh tự nhận ra, tự điều chỉnh nhận thức và hành vi ứng xử của chính mình với các bạn.

Hình thức

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

 

- Bắt nạt kinh tế (bắt cống nộp vật chất; ngang nhiên lấy hoặc sử dụng đồ mà không được sự đồng ý của bạn);

 

- Bắt nạt qua mạng (nói xấu, tự ý chụp và đăng ảnh khi nạn nhân không được biết và không cho phép, chế/ghép ảnh với mục đích chế nhạo, dọa

nạt…)

- Với cha mẹ học sinh (bắt nạt và bị bắt nạt): liên hệ, chia sẻ thông tin, đề nghị phối hợp với nhà trường và giáo viên để cùng tư vấn, hỗ trợ học sinh;

- Với tập thể lớp: Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm:

+ Giáo dục mang tính phòng ngừa cho cả cá nhân và tập thể học sinh để không tiếp tục xảy ra các hành vi tương tự trong và ngoài nhà trường;

+ Giáo dục, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến bắt nạt học đường (hình thức, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, cách ứng phó…)

+ Giáo dục pháp luật, quy tắc ứng xử trong nhà trường

+ Giáo dục kĩ năng sống, hình thành kĩ năng giao tiếp quyết đoán, tự bảo vệ bản thân, thể hiện bản thân một cách phù hợp trong các mối quan hệ…

* Học sinh thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới

Trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, có mối quan hệ giữa các bạn khác giới. Nhìn chung, ở độ tuổi này chưa xuất hiện những rung cảm mang màu sắc giới tính như học sinh ở các giai đoạn lứa tuổi sau, nhưng có 2 trường hợp có thể xuất hiện trong mối quan hệ này:

(1) Học sinh nam thích học sinh nữ và (hoặc) ngược lại. Hiện tượng này tuy không phổ biến ở nhiều học sinh nhưng có thể diễn ra ở một vài em trong lớp, nhất là những em phát triển sớm hơn so với tuổi (hiện nay, do gia tốc phát triển mà nhiều học sinh nữ ở tuổi tiểu học đã có hiện tượng dậy thì). Những học sinh này cần được tư vấn, hỗ trợ để hiểu rằng rung cảm đó là bình thường, hoàn toàn có thể thay đổi và quan trọng nhất là các em cần biết cách thể hiện sự quý mến bạn một cách đúng mực, phù hợp.

(2) Hai em không thích nhau, cũng không có tình cảm gì đặc biệt nhưng do các bạn trong lớp tự gán ghép cho các em và lôi kéo các bạn khác hùa vào trêu chọc, dẫn đến hai em này phủ nhận thì bị coi là “nói dối”, mà im lặng thì bị coi là “đồng ý”. Nếu giáo viên cho rằng chuyện này là “không có gì”, “chỉ là trò trẻ con”, sẽ“tự kết thúc” mà thành ra sao nhãng, để tình trạng kéo dài thì những học sinh bị

gán ghép có thể sẽ cảm thấy xấu hổ, thu mình, hoặc khó chịu và trở nên hung tính vì các em đang là nạn nhân của một kiểu “bắt nạt tinh thần”.

Do đó, dù là trường hợp nào thì những học sinh gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn khác giới cũng cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện biểu hiện của học sinh thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh này được trình bày ở bảng 1.5:

Bảng 1.5: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới.

Biểu hiện Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Học sinh thích trêu nhau, thường tìm nhiều lí do để được ngồi cạnh hoặc chơi với nhau (đọc sách, chơi chung trong nhóm bạn…);

- Hai bạn thích chơi với nhau hơn là chơi với cả nhóm bạn khác trong lớp;

- Có bạn còn cố ý “để nhầm” đồ dùng học tập (bút, tẩy, thước kẻ…) ở bàn học hoặc cặp sách của bạn kia, với hàm ý là “quà tặng/ quà lưu niệm”;

- Thường bị các bạn trong lớp gán ghép, trêu chọc bằng nhiều hình thức khác nhau (ghép tên, xô đẩy hai bạn vào nhau, bắt phải làm việc cùng nhau…).

- Với hai học sinh thích nhau:

+ Chuyển chỗ ngồi để 2 học sinh không tiếp tục ngồi gần nhau, mà gần các bạn khác, có điều kiện giao tiếp và chơi thêm với nhiều bạn khác;

+ Không nên phán xét (là đúng hay sai, xấu hay tốt); hoặc quy chụp là học sinh yêu đương sớm; hoặc dọa dẫm, cấm đoán một cách gay gắt. Giáo viên nên tìm cách trò chuyện, tìm hiểu thông tin; thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe để học sinh nói rõ hơn về mối quan hệ giữa các em; nhẹ nhàng phân tích để các em hiểu ra và biết cách thể hiện tình cảm quý mến giữa bạn bè với nhau.

- Với những học sinh bị gán ghép là thích nhau: Giáo viên nên quan tâm trò chuyện, giải thích để các em hiểu đó là trò đùa của các bạn; Trấn an các em không phải ngại ngùng hay xấu hổ; Hướng dẫn các em cách giao tiếp quyết đoán để thể hiện rõ ý kiến, tránh để các bạn khác đùa dai, quá trớn; Hướng dẫn và khuyến khích các em tích cực giao lưu và hòa đồng với các bạn để cùng nhau học tập, vui chơi vô tư, thoải mái.

- Với tập thể lớp:

+ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn để tất cả học sinh trong lớp tham gia cùng nhau;

+ Tổ chức các chuyên đề tư vấn tâm lí và chuyên đề giáo dục kĩ năng sống liên quan đến các chủ đề về tình bạn; kĩ năng giao tiếp trong quan hệ bạn bè; kĩ năng kiểm soát cảm xúc…

- Giữ mối liên hệ với gia đình, phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng tư vấn, hỗ trợ cho các em.

3.3. Khó khăn của học sinh tiểu học trong phát triển bản thân

Ở giai đoạn tuổi tiểu học, học sinh đã hình thành và phát triển tự ý thức ở mức độ nhất định nhưng còn chưa hoàn toàn tự lập, tự giác trong sinh hoạt cá nhân; khả năng tự nhận thức, điều chỉnh mình trong các mối quan hệ cũng chưa tốt nên học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện, phát triển bản thân và cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện các biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn này được trình bày ở bảng 6:

Bảng 1.6: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong phát triển bản thân

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Chưa hình thành được thói quen và nề nếp học tập cần thiết (còn đi học muộn; quên hoặc làm rơi/ mất, sách, vở, đồ dùng học tập; chưa tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập…);

- Kĩ năng tự phục vụ chưa tốt (chưa biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường; giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt; trang phục chưa đúng với quy định của nhà trường; chưa tự bảo quản đồ dùng, tài sản của cá nhân…);

- Trong sinh hoạt tập thể, còn ỷ lại, dựa dẫm vào giáo viên  và các bạn; hoặc chưa biết cách tham gia một cách phù  hợp (chưa phối hợp, hợp tác với các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ nào đó; hoặc đã được phân công nhưng lại chưa hoàn thành tốt phần việc của mình…);

- Chưa biết cách đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân; còn rụt rè, e ngại hoặc thể hiện mình thái quá trong giao tiếp với giáo viên và các bạn.

- Quan tâm, trò chuyện với học sinh và cha mẹ học   sinh để hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập, nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập…của học sinh.

- Từng bước một, đưa ra những yêu cầu cụ thể, giới hạn thời gian và điều kiện cho học sinh thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh; dần dần nâng cao yêu cầu và để học sinh tự kiểm soát việc thực hiện của chính mình.

- Rèn những kĩ năng và thói quen tốt cho học sinh bằng chính những việc trên lớp học (phân công và yêu cầu học sinh phải tự phối hợp với nhau để kê bàn ghế, trực nhật, trang trí lớp, ăn, nghỉ bán trú; tự bảo quản đồ dùng học tập, tư trang cá nhân gọn gàng…);

- Tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc tập thể học sinh để các em thực hiện, qua đó, học sinh hiểu được điểm mạnh, hạn chế của mình, tìm những cách thức khác nhau thay đổi, điều chỉnh mình theo hướng tích cực hơn.

- Tổ chức các phong trào thi đua giữ vở sạch-chữ đẹp, thói quen ngăn nắp gọn gàng, đi học đúng giờ, chăm ngoan học giỏi…và có những hình thức khen thưởng phù hợp để khích lệ học sinh, tạo ra không khí thi đua, cố gắng sôi nổi trong tập thể lớp.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nâng cao giá trị vàkĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, giá trị trách nhiệm, giá trị yêu thương…

 

Những phân tích trên cho thấy, học sinh tiểu học có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống học đường do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Giáo viên, cha mẹ và các lực lượng giáo dục nên tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện, động viên học sinh học tập, xây dựng bầu không khí tâm lí thoải mái, giúp nâng cao năng lực thích ứng cho học sinh trong giai đoạn học tiểu học.

icon-date
Xuất bản : 10/12/2021 - Cập nhật : 10/12/2021