logo

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều]

icon_facebook

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Công nghệ 10 Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Cánh diều


Giải thiết kế Công nghệ 10 Cánh diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 2: Hệ thống kĩ thuật - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 4: Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 1: Khái quát về công nghệ - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 7: Đánh giá công nghệ - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 2: Đổi mới công nghệ - Cánh Diều


Giải Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 1: Trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 2: Phân loại cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 3: Mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 1 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 2 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 7: Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 3 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 9: Giống cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 11: Phương pháp nhân giống cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 4 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 13: Sâu hại cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 14: Bệnh hại cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 16: Quy trình trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 17: Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 19: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 6 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 20: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 7 - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 22: Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Bài 23: Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Cánh Diều

Soạn Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 8 - Cánh Diều

------------------------------------------


Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 1: Khoa học, kĩ thuật và công nghệ


Khởi động

Hãy so sánh đời sống của người nguyên thủy và đời sống của con người hiện nay và cho biết đâu là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó?

Trả lời:

So sánh đời sống của người nguyên thủy và đời sống của con người hiện nay:

Nội dung so sánh

Người tối cổ

Người hiện đại

Con người

- Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

- Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).

- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.

- Lớp lông mỏng không còn.

Tổ chức xã hội

- Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.

- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.

- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.

- Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

- Biết xây dựng nhà cửa bằng gạch, đá, xi măng để kiên cố và chắc chắn.

Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt: do sự tiến hóa của loại người ngày càng hiện đại hơn, đời sống ngày càng nâng cao và tinh khôn hơn.


I. Khái niệm

1. Khoa học

Hình thành kiến thức:

Hãy kể tên các môn học thuộc về nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Câu trả lời:

- Các môn khoa học tự nhiên: Toán, Vật Ly, Hóa, Sinh,..

- Các môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,..

2. Kĩ thuật

Hình thành kiến thức

Các sản phẩm ở Hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật nào? Kể tên một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều]

Câu trả lời:

- Các sản phẩm ở Hình 1.1 thuộc lĩnh vực kĩ thuật:

  • Hình 1.1a: Kĩ thuật cơ khí
  • Hình 1.1b: Kĩ thuật điện - điện tử

- Một số lĩnh vực kĩ thuật khác mà em biết:

  • Kĩ thuật tự động
  • Kĩ thuật chế tạo
  • Kĩ thuật hàng hải
  • Kĩ thuật hàng không, vũ trụ

3. Công nghệ

Hình thành kiến thức

Hãy cho biết hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ nào? Kể tên một số lĩnh vực công nghệ mà em biết.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 2)

Câu trả lời:

- Hình 1.2 mô tả lĩnh vực công nghệ :

  • Hình a: Lĩnh vực kĩ thuật
  • Hình b: Lĩnh vực khoa học

- Tên một số lĩnh vực công nghệ mà em biết: 

  • Lĩnh vực công nghệ số
  • Lĩnh vực năng lượng và môi trường
  • Lĩnh vực vật lí...

II. Liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Hình thành kiến thức:

Dựa vào sơ đồ hình 1.3, hãy trình bày mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Lấy ví dụ minh họa

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 3)

 Bài giải:

- Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Ngược lại, kĩ thuật phát triển lại giúp khoa học tiến bộ hơn.

Ví dụ: Nhờ có các kiến thức khoa học về vật lí, quang học, người ta đã chế tạo ra các kính hiển vi điện tử có độ phóng đại lên đến hàng triệu lần. Kính hiển vi điện tử giúp khoa học nghiên cứu được các cấu trúc siêu nhỏ, các gen, các vi rút,.. Kĩ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ mới lại giúp kĩ thuật phát triển

- Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Intemet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điều khiển thông minh phát triển.

- Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển.

Ví dụ: Công nghệ vật liệu chế tạo ra vật liệu titan nhẹ, siêu bền. Vật liệu này giúp thiết kế, chế tạo những con tàu vũ trụ có thể bay xa hơn, giúp cho khoa học vũ trụ phát triển hơn


III. Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

Hình thành kiến thức:

Dựa vào sơ đồ Hình 1.4, hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 4)

Bài giải:

- Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên (làm thay đổi môi trường, khí hậu,..). Ngược lại tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển (sử dụng các công nghệ sạch, an toàn).

- Công nghệ tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển.


Luyện tập

1. Từ các thông tin dưới đây, em hãy lập sơ đồ và giải thích mối liên hệ giữa khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 5)

2. Hãy phân tích mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất ô tô với tự nhiên, con người và xã hội.

Bài giải:

1:

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 6)

2. Nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình di chuyển → Ô tô ra đời → Tác động xấu đến tự nhiên đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường → Chế tạo ra các loại ô tô thân thiện với môi trường (ô tô chạy bằng điện)….


Vận dụng

Nêu một ví dụ về tác động tích cực và tác động tiêu cực của công nghệ đối với môi trường ở địa phương em và đề xuất biện pháp khắc phục tiêu cực đó.

Bài giải:

- Tác động tích cực:

  • Hầm khí bioga giúp hạn chế ô nhiễm nước thải
  • Thu gom, phân loại xử lí rác thải giúp đường làng sạch sẽ.

- Tác động tiêu cực và giải pháp:

  • Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt nhiều dẫn đến đất khô cằn, ô nhiễm môi trường nước ⇒ Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc, cải tạo đất trồng.
  • Khai thác khoáng sản cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ⇒ Quy hoạch lại quy trình khai thác, các khâu trong vận chuyển đảm bảo không bị rơi vãi.

 


Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 2: Hệ thống kĩ thuật


Khởi động

Hãy kể tên các phần tử trong hệ thống điều khiển cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1. Chúng liên kết với nhau như thế nào?

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 7)

Lời giải

- Các phần tử trong hệ thống điều khiển cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1: Phao bơm nước tự động, máy bơm, phao cơ, tiếp điểm điện của phao, aptomat, dây điện

- Chúng liên kết như sau:

+ Liên kết cơ khí giữa bể trên cao và bể nước ngầm thông qua các phần tử: đường ống, van, bơm

+ Liên kết điện giữa các phần tử: aptomat, máy bơm, các phao điện qua đường dây điện


II. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật

Hình thành kiến thức:

1. Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần tử.

Lời giải

- Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có ba phần tử là:

   + Phần tử đầu vào

   + Phần tử xử lí và điều khiển

   + Phần từ đầu ra

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 8)

- Nhiệm vụ của mỗi phần tử là:

   + Phần tử đầu vào là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật.

   + Phần tử xử lí và điều khiển là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra

   + Phần từ đầu ra là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.

2. Hãy kể tên các liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật.

Lời giải 

Các liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật là:

- Liên kết cơ khí

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 9)

- Liên kết thủy lực, khí nén

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 10)

- Liên kết điện, điện tử

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 11)

- Liên kết truyền thông tin 

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 12)

 - Liên kết cơ khí:

3. Quan sát Hình 2.3 và nêu tên các phần tử làm nhiệm vụ liên kết cơ khí.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 13)

Lời giải

- Các phần tử làm nhiệm vụ liên kết cơ khí trên hình 2.3a là: bộ truyền xích gồm hệ thống trục, bánh răng (đĩa dẫn, đĩa bị dẫn), xích

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 14)

- Các phần tử làm nhiệm vụ liên kết cơ khí trên hình 2.3b là: bộ truyền bánh răng gồm hệ thống trục, bánh răng (bánh dẫn, bánh bị dẫn)

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 15)


- Liên kết thủy lực, khí nén:

4. Hãy nêu tên các phần tử trong hệ thống thủy lực trên hình 2.4. Mỗi liên kết thủy lực được thực hiện bằng phần tử nào?

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 16)

Lời giải

- Các phần tử làm nhiệm vụ liên kết thủy lực trên hình 2.4 là: cánh tay đòn, xilanh, bàn nâng (vật cần nâng như ô tô), van, ống, thùng dầu

- Mối liên kết thủy lực được thực hiện bằng các phần tử xilanh, cánh tay đòn, bàn nâng (vật cần nâng như ô tô) thông qua chất lỏng (dầu) và các ống nối các xilanh

Liên kết điện, điện tử:

Hãy nêu tên các phần tử và mối liên kết giữa các phần tử trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5:

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 17)

Lời giải

- Các phần tử trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5 là: Pin mặt trời, bộ chuyển đổi điện, ắc quy, công tơ điện, thiết bị tiêu thụ điện trong nhà.

- Mối liên kết giữa các phần tử trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5 là:

   + Dòng điện một chiều được tạo ra từ tấm pin mặt trời được nạp vào ắc quy hoặc cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện thông qua bộ chuyển đổi điện.

   + Dòng điện từ ắc quy có thể biến đổi thành điện xoay chiều cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện (nếu dòng từ pin mặt trời không đủ) nhờ bộ chuyển đổi điện

- Nếu trường hợp không đủ điện cung cấp cho gia đình (thông qua công tơ điện để nhận biết), hệ thống điện mặt trời sẽ sử dụng mạng điện lưới quốc gia.

Liên kết truyền thông tin:

Hãy nêu tên các phần tử trong hệ thống truyền tín hiệu truyền thông qua vệ tinh trên hình 2.6. Vệ tinh có vai trò gì trong hệ thống này?

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 18)

Lời giải

Các phần tử trong hệ thống truyền tín hiệu truyền thông qua vệ tinh trên hình 2.6 là:

Trạm phát, vệ tinh, Tivi

+ Vệ tinh trong hệ thống truyền tín hiệu truyền thông này có vai trò thu tín hiệu (sóng điện từ) phát ra từ Trái Đất (phát ra từ trạm phát) và truyền những tín hiệu trở lại Trái Đất (phát đến ti vi, điện thoại). 


Luyện tập

Em hãy lập sơ đồ khối hệ thống kĩ thuật cho hệ thống chiếu sáng của gia đình em. Kể tên các phần tử và các mối liên kết trong hệ thống đó.

Lời giải

Sơ đồ khối hệ thống kĩ thuật cho hệ thống chiếu sáng của gia đình em 

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 19)

Các phần tử trong hệ thống đó là: đèn, cầu chì, bảng điện, công tắc, ổ cắm, dây điện

Mối liên kết điện, điện tử: bóng đèn, cầu chì, công tắc nối với nhau qua dây điện


Vận dụng

Hãy tìm hiểu một hệ thống kĩ thuật trong đời sống mà em biết. Phân tích cấu trúc, vai trò của các phần tử và các liên kết trong hệ thống đó.

Bài giải:

Hệ thống chiếu sáng tự động:

- Cấu trúc:

  • Phần tử đầu vào: cung cấp điện chiếu sáng cả gia đình.
  • Phần tử xử lí và điều khiển: các mạch điều khiển cung cấp điện để phát sáng bóng đèn.
  • Phần tử đầu ra: bóng đèn tự động.

- Các liên kết trong hệ thống đó: liên kết điện, điện tử: chuyển đổi nguồn điện từ pin Mặt Trời thành điện dân dụng.

 


Giải bài tập SGK Công nghệ 10 Bài 3: Một số công nghệ phổ biến


Khởi động

Công nghệ phổ biến là các công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Em hãy kể tên những công nghệ phổ biến hiện nay. 

Câu trả lời:

  • Những công nghệ phổ biến hiện nay: Công nghệ luyện kim, Công nghệ đúc, Công nghệ gia công cắt gọt, Công nghệ gia công áp lực, Công nghệ hàn, Công nghệ sản xuất điện năng, Công nghệ điện - quang, Công nghệ điện - cơ, Công nghệ điều khiển và tự động hóa, Công nghệ truyền thông không dây,...

I. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí

1. Công nghệ luyện kim

Hình thành kiến thức:

Gang thép được sản xuất như thế nào?

Câu trả lời:

- Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang với hàm lượng carbon > 2,14%

- Thep được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon < hoặc = 2,14%

Luyện tập:

Hãy kể tên các sản phẩm được làm bằng gang,thép trong đời sống mà em biết.

Câu trả lời:

Các sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray,..

2. Công nghệ đúc

Hình thành kiến thức:

Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ đúc.

Câu trả lời:

- Bản chất công nghệ đúc: kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn. Sau đó, kim loại trong khuôn nguội dần, kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dajngg và kích thước của lòng khuôn.

- Ứng dụng: có thể tạo được những sản phẩm như: chuông, tượng, xoong, chảo, nồi, nắp cống rãnh,..; hoặc tạo phôi các chi tiết máy như: đế máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ;..

Luyện tập:

Hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc.

Câu trả lời:

Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc: xoong, chảo, nồi..

3. Công nghệ gia công cắt gọt

Hình thành kiến thức:

Câu 1. Công nghệ tiện, phay là gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa phay và tiện

Lời giải 

Công nghệ gia công cắt gọt là dùng các dụng cụ cắt để cắt đi các vật liệu thừa trên phôi.

Công nghệ tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt trụ, tiện lỗ, tiện ren, tiện côn, … 

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 20)

Công nghệ phay có thể gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình. 

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 21)

Câu 2. Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính khoảng bao nhiêu?

Lời giải:

Công nghệ khoan phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính ∅≤35 mm, có khả năng gia công các lỗ có đường kính ∅=0,1÷80 mm.

4. Công nghệ gia công áp lực

Câu 1. Bản chất của rèn, dập là gì? Ứng dụng công nghệ rèn, dập để chế tạo những sản phẩm gì?

Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập

Câu 3. Theo em thì công nghệ dập được sử dụng cho ngành công nghiệp nào nhiều nhất?

Bài giải:

Câu 1: 

- Bản chất của rèn, dập là: sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).

- Ứng dụng:

  • Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao như: dao, kéo, búa, kim, vòng bi, tay biên, trục khuỷu.
  • Dập nóng chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.
  • Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như: tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..

Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập.

- Giống nhau:

  • công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).
  • tạo được các sản phẩm có độ bền cao những lại có hạn chế là khó chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp.

- Khác nhau:

Phương pháp

Rèn

Dập

Bản chất

Sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao

sử dụng máy tác dụng lên vật liệu kim loại làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

Phân loại, đặc điểm, công dụng

Chia làm hai dạng: Rèn tự do và rèn khuôn.

Phôi rèn được nung nóng trong lò, tăng tính dẻo

Có thể tạo được các phôi định hình có kích thước lớn như các trục khuỷu ở các tàu biển, mà không có phương pháp nào gia công cắt gọt nào có thể làm được.

Có 2 dạng: dập nóng và dập nguội.

Phải sử dụng khuôn dập.

Dập nóng để chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.

Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng.

Câu 3. Công nghệ dập được sử dụng cho ngành công nghiệp dệt may và in nhiều nhất.

5. Công nghệ hàn

Câu 1. Hàn thường được dùng khi nào? Vì sao các kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn?

Câu 2. Hãy kể tên các vật được hàn mà em thường thấy trong cuộc sống.

Lời giải

1. Hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 22)

Kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn vì công nghệ hàn có ưu điểm là tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít.

2. Các vật được hàn mà em thường thấy: bồn, khung xe máy, vỏ ô tô, cửa sắt, hàng rào sắt, mối nối điện,…


II. Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử

1. Công nghệ sản xuất điện năng

Công nghệ nhiệt điện

Câu 1. Em hãy kể tên các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện

Câu 2. Nhà máy nhiệt điện cần được bố trí ở những khu vực nào cho phù hợp?

Lời giải

1. Các loại nhiên liệu dùng cho nhà máy nhiệt điện là: các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, khí gas để làm sôi nước,…

2. Nhà máy nhiệt điện cần được bố trí ở những khu vực tập trung nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu, khí gas) như ở Hạ Long, Quảng Ninh, … để hạn chế việc vận chuyển nhiên liệu.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 23)

Công nghệ thủy điện:

Câu 1. Em hãy kể tên một số nhà máy thủy điện lớn mà em biết.

Câu 2. Tại sao người ta phải xây đập ngăn nước trên cao?

Lời giải

1. Một số nhà máy thủy điện lớn: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Trị An, Tuyên Quang,…

2.  Đập nước ở trên cao tạo độ chênh lệch về độ cao mực nước càng lớn thì năng lượng nước (thế năng) càng lớn, có thể trở thành động năng để làm quay tuabin – máy phát để tạo thành điện năng. 

Nên người ta phải xây đập ngăn nước trên cao với mục đích chính là phát điện, Ngoài ra, trong nhiều năm qua, hồ chứa thủy điện ngoài nhiệm vụ cơ bản là phát điện, đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế - môi trường - xã hội khác như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của nhân dân vùng hạ du trong mùa kiệt.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 24)


2. Công nghệ điện - quang

Hình thành kiến thức:

Hãy kể tên các loại đèn điện trong gia đình. Theo em nên sử dụng loại đèn nào?

Bài giải:

Các loại đèn điện trong gia đình: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn led,..

Theo em nên sử dụng loại đèn Led. Vì có nhiều ưu điểm nổi trội: tiết kiệm điện năng, hiệu quả chiếu sáng tối ưu, tuổi thọ cao.

3. Công nghệ điện - cơ

Công nghệ điện - cơ là gì? Sản phẩm của công nghệ này là gì?

Bài giải:

- Công nghệ điện - cơ là: công nghệ biến đổi điện năng thành cơ ăng dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. 

- Sản phẩm chính của công nghệ này là các loại động cơ điện.

4. Công nghệ điều khiển và tự động hóa

Công nghệ tự động hóa là gì? Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp?

Lời giải

Công nghệ tự động hóa là sự tích hợp điều khiển tự động và hệ thống cơ - điện nhằm tạo ra các hệ thống sản xuất tự động, các máy tự động, các máy tự động, các thiết bị tự động như máy tự động điều khiển số (máy CNC), robot công nghiệp,… 

Vai trò của công nghệ tự động hóa đối với sản xuất công nghiệp là: có thể tự động hóa các hệ thống sản xuất và các hệ thống kĩ thuật, ví dụ như dây chuyền lắp ráp ô tô tự động.

Giải bài tập SGK Công nghệ 10 [Cánh diều] (ảnh 25)


5. Công nghệ truyền thông không dây

Hình thành kiến thức:

Ngày nay, truyền thông không dây có vai trò như thế nào đối với cuộc sống?

Lời giải

Công nghệ truyền thông không dây là công nghệ cho phép các thiết bị kĩ thuật kết nối và trao đổi thông tin với nhau mà không cần kết nối bằng dây dẫn. Vì vậy, truyền thông không dây có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Ví dụ:

   + Kết nối các thiết bị điện tử trong nhà và thông qua đó điều khiển chúng từ xa. 

   + Chia sẻ dữ liệu, thông tin tới các thiết bị điện tử xung quanh mà không cần qua các thiết bị có 


Luyện tập

Theo em, trong các công nghệ phổ biến đã học thì công nghệ nào có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta?

Bài giải:

Theo em, các công nghệ trên đều tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta vì mỗi công nghệ đều được ứng dụng trong từng lĩnh vực và góp phần làm tăng trưởng nhanh nền kinh tế nước ta ngày nay.

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 14/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads