logo

Trong quy trình chế biến chè xanh công đoạn vò chè nhằm mục đích gì?


Chè xanh là gì?

Trà xanh, còn có tên gọi khác là chè xanh. Tên khoa học của chè xanh là green tea. Chè xanh gồm phần lá, búp của cây trà hay cây chè. Sau đó, chè xanh được chế biến với nhiều cách khác nhau bằng cách để tươi hoặc phơi khô để sử dụng.

Lá hoặc búp trà xanh được thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya. Lá trà sau khi thu hoạch được đem về chế biến với nhiều cách như sử dụng tươi, phơi khô hoặc sẽ làm theo quy trình để tạo ra chè hoặc các loại trà khác.


Công dụng của Chè xanh

Với hoạt chất EGCG làm tăng hiệu suất đốt cháy chất béo trong cơ thể, kích hoạt các gene đốt cháy mỡ ở bụng và có hiệu quả trong việc giảm cân. Trà xanh còn giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể để ngăn ngừa sự lên xuống đột ngột của đường huyết.

Lá trà xanh còn chứa một hợp chất có tên là Catechin có thể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn răng miệng và đường ruột. Đặc biệt là bệnh cúm.

Trà xanh còn có rất nhiều công dụng khác như:

- Trà xanh có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ

- Công dụng của trà xanh trong việc chống ung thư

- Tăng cường sức khỏe tim mạch

- Tăng tuổi thọ

- Trà xanh đem lại hiệu quả trong việc giảm cân

- Công dụng của trà xanh giúp xương chắc khỏe

- Hỗ trợ trí nhớ


Quy trình chế biến chè xanh

Quy trình chế biến chè xanh gồm 7 bước :

- Bước 1: Nguyên liệu chế biến chè xanh

- Bước 2: Làm héo sơ bộ

- Bước 3: Sao chè, diệt men

- Bước 4: Vò chè bằng máy vò chè xanh

- Bước 5: Sấy khô bằng tủ sấy chè

- Bước 6: Phân loại

- Bước 7: Đóng gói và bảo quản

Trong quy trình chế biến chè xanh công đoạn và chè nhằm mục đích gì? (ảnh 2)

Mục đích công đoạn vò chè

Vò chè là một công đoạn trong quy trình chế biến chè xanh. Vò chè nhằm mục đích:

- Phá vỡ một số tế bào để hoạt chất tanin bị oxy hóa từ đó làm giảm vị chát và làm xoắn búp chè lại cho đẹp

- Vò để làm dập tế bào của lá làm dịch chè thoát ra bề mặt để sau khi sấy sẽ làm cho cánh chè bóng hơn và sau khi pha nước, dịch chè chuyển vào nước pha dễ dàng hơn. Yêu cầu độ dập của tế bào thấp hơn chè đen vì chè xanh có thể pha nhiều lần.

- Vò làm cho cánh chè xoăn chặt và giảm thể tích.

- Sàng để tránh cho chè vò khỏi vón cục và còn có tác dụng làm nguội chè, tránh quá trình oxy hóa có thể xãy ra.


Các phương pháp vò chè

- Vò thủ công: vò trực tiếp bằng tay hoặc cho chè vào bao, đặt trên bàn có nhiều gờ nghiêng để vò, thời gian vò 20 - 30 phút.

- Vò bàng máy vò: có thể sử dụng máy vò trong sản xuất chè đen để vò nhưng chỉ vò mở.

Nên kết hợp sàng chè vò với việc phân loại, phần chè kích thước nhỏ đem đi sấy ngay, phần chè to đem vò lại ngay để tránh quá trình oxy hóa bởi không khí.


Lưu ý sau khi vò chè

 Sử dụng nhiệt độ cao để làm bay đi một phần ẩm, từ đó thuận lợi cho việc bảo quản và cố định ngoại hình chè sau khi vò.

- Nhằm phát huy hương thơm và tạo màu.

- Về yêu cầu, phải sấy đều, không cháy, độ  ẩm còn lại 3- 5 %

icon-date
Xuất bản : 10/06/2022 - Cập nhật : 21/11/2023