logo

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào?

Cùng Toploigiai Trả lời câu hỏi: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì? trong bài “Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp” SGK Ngữ Văn 11 Cánh diều. 

Câu hỏi: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

Trả lời:


Giá trị nhân đạo của truyện Kiều

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện ở những điểm sau: Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó chính là giá trị nhân đạo xuyên suốt tác phẩm. 

- Tiếng nói đồng cảm được thể hiện tập trung qua nhân vật Thúy Kiều: đời Kiều là một “tấm gương oan khổ”, là sự hội tụ điển hình cho những bi kịch của con người nói chung và người phụ nữ phong kiến nói riêng. 

+ Bi kịch tình yêu: một mối tình của Thúy Kiều – Kim Trọng vô cùng đẹp đẽ thì lại tan vỡ không thể hàn gắn được

+ Bi kịch nhân phẩm: Kiều rất coi trọng nhân phẩm, biết giữ gìn nhân phẩm nhưng rồi phải thất thân với kẻ dơ bẩn, mất đi sự trinh tiết với những người không xứng đáng.

- Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện qua tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều và qua hình tượng Thúy Kiều, Từ Hải. 

+ Tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều ca ngợi một tình yêu tự do, chung thủy, khẳng định khát vọng tình yêu: tình yêu Kim-Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu thì không dừng lại.

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào?

+ Thúy Kiều: là hiện thân cho khát vọng sống, trải qua nhiều sóng gió, nhiều biến cố của cuộc đời nhưng Kiều vẫn vươn lên với khát vọng sống không gì dập tắt nổi.

+ Từ Hải: hiện thân cho khát vọng tự do, công lí bộc lộ qua lí tưởng, chí khí, hành động phi thường “đầu đội trời, chân đạp đất”. Công lí ấy hướng đến những số phận nhỏ bé, những con người bị áp bức đau khổ.


Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du

- Điểm tương đồng: Đều thể hiện lòng thương người và niềm tự thương. Nội dung hướng về những con người bất hạnh, những số phận đau khổ với niềm cảm thương sâu sắc như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ hay Thúy Kiều. Họ đều là những người phụ nữ có tài, có sắc, có khí tiết thanh cao nhưng lại bạc mệnh.

- Điểm khác biệt: Trong Truyện Kiều tác giả khắc họa tính cách nhân vật bằng bút pháp ước lệ và tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và con người với đời sống nội tâm. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người (đã trình bày ở trên). Đó chính là giá trị nhân đạo xuyên suốt tác phẩm. 

>>> Xem thêm: Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp lớp 11 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 15/08/2023