logo

Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn trích sau và lời các câu hỏi bên dưới:

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mà nhạt, không cụ thể. Còn cái chính, liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm. Đứng cần thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mằn, cát lạo xạo trong miệng.

(Sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2020) 


Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần - Đề số 1

Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nhân vật tôi được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai? Ở trong hoàn cảnh nào? Qua những điều mà nhân vật bộc bạch, em thấy nhân vật có những vẻ đẹp nào? 

Câu 2: Xét về mục đích nói thì câu văn “Còn cái chính, liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu dùng để làm gì? 

Câu 3: Đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích vì sao em lại nhận định như vậy?

Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên cùng với những hiểu biết của mình về tác phẩm, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận qui nạp phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong một lần làm nhiệm vụ phá bom. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu phủ định và thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân, chú thích rõ câu phủ định và thành phần biệt lập phụ chú). 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Nhân vật tôi được nhắc đến trong đoạn trích trên là Phương Định trong một lần ông phá bom và chờ nó nổ. 

- Qua những điều mà nhân vật bộc bạch, em thấy nhân vật có những vẻ đẹp như: dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương đất nước.

Câu 2: 

Xét về mục đích nói thì câu văn “Còn cái chính, liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu để bộc lộ những băn khoăn, lo lắng của mình.

Câu 3: 

Đoạn văn trên thuộc kiểu ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Vì đó là những suy nghĩ trong tâm trí chứ không phát ra thành lời.

Câu 4: 

      Phá bom - một công việc nguy hiểm biết bao. Tuy nhiên, nếu ai cũng sợ sệt và không dám làm thì cuộc sống sẽ ra sao? Thế mới thấy nhân vật Phương Định - nhân vật chính trong văn bản trên là người rất dũng cảm, gan dạ và có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Công việc này đối với Phương Định, đặc biệt còn là một cô gái vừa nguy hiểm vừa khó khăn những không vì thế mà cô lùi bước. Trong thời chiến, đây chắc hẳn là công việc tuy nguy hiểm nhưng có tàn suất làm việc cũng lớn, thế nên câu “Quen rồi” phát ra vừa nhẹ nhàng vừa thân thuộc. Công việc phá bom diễn ra theo ngày, một ngày không phải một lần mà rất nhiều lần. Làm công việc này, xác suất chết rất cao, do đó, chết cũng là điều hiển nhiên nằm trong suy nghĩ của “nhân vật tôi”. Làm việc này, ngoài lòng gan dạ, dũng cảm cũng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Chỉ sơ suất một chút thì tử thần sẽ đến rất nhanh. Để phá thành công bom, mìn, hỏi phải chuẩn bị rất nhiều phương án và quyết đoán trong công việc. Khi phá thành công bom cũng là khi người họ thấm đẫm mồ hôi và cát dính hết vào miệng, vào người. 

* Chú thích:

Câu phủ định: Công việc này đối với Phương Định, đặc biệt còn là một cô gái vừa nguy hiểm vừa khó khăn những không vì thế mà cô lùi bước.

Thành phần biệt lập phụ chú: có dấu gạch ngang ở giữa hai vế đẻ giải thích về một sự việc.

+ Phá bom - một công việc nguy hiểm biết bao.

+ Thế mới thấy nhân vật Phương Định - nhân vật chính trong văn bản trên là người rất dũng cảm, gan dạ và có tinh thần yêu nước mãnh liệt.


Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần - Đề số 2

Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm này.

Câu 2: Nhân vật Tôi trong đoạn trích có tên là gì? Qua đoạn trích, tôi có những phẩm chất gì? 

Câu 3: Xác định hai phép liên kết câu có trong đoạn văn.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm này là: Những vì sao trên bầu trời luôn tỏa sáng như những cô gái thanh niên xung phong là những ngôi sao sáng ở mặt trận Trường Sơn.

Câu 2: 

Nhân vật tôi được nhắc đến trong đoạn trích trên là Phương Định. Qua đoạn trích, tôi có những phẩm chất như: dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương đất nước.

Câu 3: 

Hai phép liên kết câu có trong đoạn văn là:

+ Phép nối: Nhưng.

+ Phép lặp: tôi.


Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

Câu 2: Từ “tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào, có vai trò gì trong tác phẩm?

Câu 3: Xác định các phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích trên.

Câu 4: Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật "tôi" qua tác phẩm.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của nhà văn Lê Minh Khuê.

- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm là: Được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt và cũng chính lúc đó, tác giả là một trong những chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

Câu 2: 

Từ “tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật Phương Định, có vai trò là người kể truyện trong tác phẩm?

Câu 3: 

Các phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích trên là: 

- Phép lặp: bom, tôi, nghĩ.

- Phép nối: Nhưng; Còn; Và.

Câu 4: 

Hoàn cảnh sống của nhân vật tôi rất nguy hiểm và vất vả. Từ đó có thể thấy được vẻ đẹp dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương đất nước của nhân vật "tôi" qua tác phẩm.


Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần - Đề số 4

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Ngày nào it: ba lần" thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu trên?

Câu 2: Từ “tôi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó làm công việc gì? Tính chất của công việc đó thế nào? 

Câu 3: Xác định kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp của câu: “Quen rồi”.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Ngày nào it: ba lần" thuộc kiểu câu đơn.

- Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu trên là tránh việc lặp từ ngữ không cần thiết.

Câu 2: 

Từ “tôi” trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật Phương Định. Nhân vật đó làm công việc phá bom. Tính chất của công việc đó rất nguy hiểm.

Câu 3: 

“Quen rồi” là câu rút gọn.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Quen rồi, một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 08/01/2023 - Cập nhật : 29/06/2023