logo

Đọc hiểu gặp quỷ dữ và thần rừng (hổ)

Trả lời đọc hiểu gặp quỷ dữ và thần rừng (hổ) sẽ giúp bạn đọc thấm thía được giá trị nhân văn và tính quan trọng của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.


Đoạn trích Chèo Trương Viên: Gặp quỹ dữ và thần rừng (Hổ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ)

(Trích chèo “Trương Viên”)

Tiếng hát hậu trường:

(Văn binh lửa)

Binh lửa ầm ầm

Gió bay nhà bạc, cát lầm của thưa Tùng bước ngẩn ngơ

Mẹ già đầu bạc, con thơ má đào.

Mụ:

(Nói) Giặc dùng dùng kéo đến sau lưng 

Con dắt mẹ đi làm sao được (Hát vãn) 

Đành như bẻ ngô, lìa tơ 

Lênh đênh góc bể, bơ vơ chân trời.

Thị Phương: 

Trình lạy mẹ, 

Khôn xiết lao đao 

Bởi vì ai xui khiến 

Chẳng may ra gặp cơn binh biến 

Kẻo con còn mang một chút má hồng 

Sợ kẻ gian hùng, con lỗi đạo tao khang (Hát thảm) 

Trước là thất tiết cùng chàng 

Sau con bỏ mẹ giữa đàng ai nuôi.

Con đưa mẹ vào ẩn chốn sơn lâm

Mụ:

Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lâm... 

Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng.

Thị Phương: (Nói sứ) 

Mẹ ơi, 

Con trông bên đông có lửa 

Mẹ ngồi đây, con thử vào coi

Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ: (Ra) Động ta đây nghiên chỉnh sắp bày

Ủa kìa người họa phúc tới đây 

Sai chúng quỷ ra vây bắt lấy

(Xung danh) Mỗ bạch yêu tinh

Chiếm cao san nhất động

Ngày ngày thường bát người nuốt sống

Đêm thời đón khách nhai gan

Lộc thiên trù đưa đến tự nhiên (1)

Nay được bữa no say... cha chả!

Này người kia,

Sơn lâm rừng vắng Đỉnh thượng non cao

Chốn hang sâu sao dám tìm vào

Đi đâu đó, kìa con, nọ mẹ?

Thị Phương:

Trinh lạy ông thương đoái

Mẹ con tôi đói khát làm thay

Xây nhà lạc bước đến đây

Có con cháo xin người thì bố

Quỷ:

Không khiến kêu van kể là

Ta quyết nhai tuổi, nuốt sống không tha

Quỷ cái: (Ra) 

Chàng ăn thịt gì cho thiếp tôi ăn với!

Quỷ: 

Ta ăn thit Thị Phương

(Lược đoạn Quỷ nói chuyện với Quỷ cái, Quỷ cái xin là em kết nghĩa để Thị Phương không bị ăn thịt, cuộc nói chuyện của thần linh và Thị

Phương và mẹ để tránh nạn bị ăn thịt) 

Thị Phương: (Quay ra) - Mẹ thức hay ngủ mẹ ơi!

Mụ: - Con vào đấy có được tí gì không?

Thị Phương: - Thưa mẹ, con vào đó, quỷ đông đòi ăn thịt 

Mụ: - Ăn cơm với thịt đông à?

Thị Phương: - Quỷ đông đòi ăn thịt con, mẹ ạ. 

Quỷ cái ra can rồi lại cho vàng.

Mụ:

(Cầm vàng hát sắp) - Ở hiền rồi lại gặp

lành 

Mẹ lại ngại thân con (Hát văn) 

Như dao cắt ruột mẹ ra (Nói) 

- Con ơi, trời còn sớm hay đã tối mà con cứ dắt mẹ đi mãi thế này?

Gặp vợ chú quỷ cho thanh tre già

(Nói sử) Ối con ơi, 

Mẹ cảm thương thân mẹ

Trăm sầu, nghìn thảm chất đà nên con!

Thị Phương:

- Trình lạy mẹ,

Vầng ô đã lặn

Vắng vẻ của nhà

Mẹ con ta vào gốc cây đa

Nằm nghỉ tạm qua đêm sẽ liệu (ngồi nghỉ)

Thần rừng (Hổ): (Ra) 

- Ra oai hùm gầm kêu ba tiếng 

Phóng hào quang chuyển động phong lôi

Xa chẳng tỏ, nhảy lại ngô coi 

Giống chi chi như thể hình người

Đi đâu đó? - Kìa con, nọ mẹ 

Muốn sống thời ai chịu cho ai 

Vào nộp mệnh cho ta nhai một.

Thị Phương: - Trăm lạy ông,

Nhẽ ngày hôm qua một tận không còn 

Tôi kêu trời khấn đất đã vang 

Qua nạn ấy, nạn này lại phải 

Ông ăn thịt một, còn một ông tha 

Ông để mẹ già, tôi xin thế mạng.

Ơn ông vạn bội

Mụ:

Con tôi còn trẻ

(Nói sứ) Trình lạy ông 

Công sinh thành, ông để tôi đền 

Ông ăn thịt tôi, ông tha cháu nó

Thị Phương: - Thưa mẹ, mẹ để con chịu cho

Mụ:

Ới con ơi, con còn trẻ người non dạ, để mẹ chịu cho.

Thần rừng (Hổ): - Nhẽ ra thời ăn thịt cả không tha 

Thấy mẹ con tiết nghĩa thay là

Tha cho đó an toàn tính mệnh

(Trích Hà Văn Cầu, Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu,1999) 

Chú thích:

Tóm tắt vở chèo: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu, thấy chàng học giỏi, cha Thị phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con. Mẹ ốm, nàng dâng đôi mắt mình để Sơn Thần làm thuốc chữa cho mẹ. Để có cách sinh nhai, Ngọc Hoàng sai Chúa Tiên xuống dạy nàng nghề đàn hát. Thắng trận trở về, Trương Viên trở về quê cũ tìm mẹ già và vợ, sau đó đi nơi khác, chàng gặp hai mẹ con bà hát xẩm. Qua bài Trần tình, chàng đã nhận ra mẹ và vợ. Nhờ ngọc lưu ly, đôi mắt của Thị Phương trở lại trong sáng như xưa

* Tên đoạn trích do người soạn đề - Cô Quỳnh Anh đặt: Thị Phương và mẹ chồng bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con. 

(1) Lộc thiên trù: Lộc của bếp nhà trời ban cho   


Đề đọc hiểu gặp quỷ dữ và thần rừng (hổ)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại: 

A. Chèo cổ (chèo sân đình)

B. Chèo bác học 

C. Tuồng đồ

D. Tuồng pho 

Câu 2. Văn bản kể lại sự việc gì?

A. Mẹ chồng ốm, nàng dâng đôi mắt mình để Sơn Thần làm thuốc chữa cho mẹ.

B. Để có cách sinh nhai, Ngọc Hoàng sai Chúa Tiên xuống dạy nàng nghề đàn hát. Thắng trận trở về, Trương Viên trở về quê cũ tìm mẹ già và vợ, sau đó đi nơi khác, chàng gặp hai mẹ con bà hát xẩm. Qua bài Trần tình, chàng đã nhận ra mẹ và vợ.

C. Thị Phương và mẹ chồng bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con.

D. Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu, thấy chàng học giỏi, cha Thị phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ ra chiến trường.

Câu 3.  Thị Phương đã có những hành động nào thể hiện sự hiếu thuận của mình? 

A. Xin cơm cho mẹ chồng 

B. Xin Quỷ dữ tha mạng cho hai mẹ con 

C. Cầu xin thần rừng (Hổ) lấy mạng mình thay cho mẹ 

D. Tất cả các đáp án trên  

Câu 4. Trước sự cầu xin của Quỷ cái, Quỷ dữ đã có quyết định ra sao? 

A. Ăn thịt Thị Phương do quỷ dữ đã quá đói 

B. Tha mạng cho Thị Phương và mẹ chồng nàng 

C. Cùng Quỷ cái ăn thịt Thị Phương 

D. Lấy một cánh tay của Thị Phương để đổi lấy mạng sống 

Câu 5. Lời nói sử của mẹ trong câu sau thể hiện điều gì? 

(Nói sử) Ối con ơi, 

Mẹ cảm thương thân mẹ

Trăm sầu, nghìn thảm chất đà nên con!

A. Người mẹ cảm thấy sầu thảm khi trở thành gánh nặng cho con

B. Người mẹ cảm thấy thương thân cho chính mình 

C. Người mẹ cảm thấy sầu thảm và thương cho con dâu và bản thân 

D. Người mẹ cảm thấy sầu thảm vì con dâu lại đem mình theo để mình chịu khổ

Câu 6. Lí do vì sao thần rừng (hổ) lại tha mạng cho Thị Phương? 

A. Do thần rừng nhìn thấy được tiết nghĩa cảm động giữa hai mẹ con Thị Phương

B. Do thần rừng đã ăn no và không muốn làm khó Thị Phương

C. Do thần rừng biết Thị Phương có Ngọc Hoàng bảo vệ 

D. Do thần rừng cảm thấy lời năn nỉ, cầu xin của Thị Phương có lí  

Câu 7. Nhân vật Thị Phương hiện trong đoạn trích là người như thế nào? 

A. Dũng cảm và hết mức mạnh mẽ 

B. Người con vô cùng hiếu thảo, yêu thương mẹ già 

C. Người thông minh nhanh trí 

D. Người phụ nữ đức hạnh  

Câu 8. Theo lẽ thường, quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn có nhiều khúc mắc và xích mích, khó có thể hòa hợp. Nhưng trong đoạn trích có thể thấy mối quan hệ giữa Thị Phương và mẹ chồng vô cùng gần gũi, thân thiết. Em có biết tác phẩm nào cũng thể hiện được mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu không? Theo em, việc xây dựng tình huống và sự việc con dâu có hiếu với mẹ chồng nhằm mục đích gì? 

Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hãy nhận xét về phẩm chất của nhân vật Thị Phương 

Câu 10.  Đoạn trích thể hiện được sự hiếu thảo của Thị Phương với mẹ chồng, viết đoạn văn khoảng 12 câu bàn về lòng hiếu thảo.

gặp quỷ dữ và thần rừng (hổ)

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: Chọn A. Chèo cổ (chèo sân đình)

Giải thích: Chèo sân đình là một loại hình nghệ thuật cổ, được thực hiện bởi những phường chèo, biểu diễn ở các sân đình, chùa hoặc sân các gia đình quyền quý.

Câu 2: Chọn C. Thị Phương và mẹ chồng bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng miếng thịt nơi cánh tay để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con.

Câu 3: Chọn D. Tất cả các đáp án trên  

Câu 4: Chọn B. Tha mạng cho Thị Phương và mẹ chồng nàng 

Câu 5: Chọn A. Người mẹ cảm thấy sầu thảm khi trở thành gánh nặng cho con

Câu 6: Chọn A. Do thần rừng nhìn thấy được tiết nghĩa cảm động giữa hai mẹ con Thị Phương

Câu 7: Chọn B. Người con vô cùng hiếu thảo, yêu thương mẹ già

Câu 8:

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 

- Mối quan hệ vốn theo lẽ thường không tốt đẹp nhưng lại tốt đẹp với Thị Phương 

=>> Mục đích: Tô đậm nét đức hạnh, hiếu thảo, trọng tình nghĩa của nhân vật 

Câu 9:

- Phẩm chất của nhân vật Thị Phương 

+ Hiếu thảo, chăm lo, hết lòng vì mẹ chồng và gia đình nhà chồng 

- Phẩm chất đó được thể hiện qua: 

+ Lời van xin quỷ dữ và thần rừng không ăn thịt mẹ, sẵn sàng chết thay mẹ 

+ Hết lòng chăm sóc mẹ chồng và tìm đồ ăn thức uống cho bà 

Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 12 câu bàn về lòng hiếu thảo.

Gọi dạ, bảo vâng, bản thân bạn đã thực hiện được phép lịch sự đó với gia đình? Có lẽ phép lịch sự đó được coi là hình ảnh thu nhỏ, cốt lõi nhất đối với trách nhiệm của mỗi cá nhân về lòng hiếu thảo? Hiếu thảo xuất phát từ cái tâm, hiểu thảo là sự chân thành sở hữu trong mỗi người, đặc biệt hiếu thảo không thể hiện qua những vật chất xa hoa tráng lệ, hiếu thảo chỉ cần là chính bạn vì vậy hãy thể hiện lòng hiếu thảo trong khả năng của bản thân. Trước tiên ta cần hiểu lòng hiếu thảo là gì? Lòng hiếu thảo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Lòng hiếu thảo thể hiện qua việc con cháu biết nghe lời và tôn trọng lời dạy của cha mẹ, ông bà, tôn vinh và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, giúp đỡ và chăm sóc cho người già, và duy trì tình cảm và quan hệ tốt đẹp với gia đình. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, lòng hiếu thảo tôi luyện nên một cá có đạo đức, có văn hóa. Người sở hữu lòng hiếu là là người luôn biết cung kính, vâng lời đồng thời tạo nên những giá trị có hiếu đối với những thành viên trong gia đình. Đồng thời lòng hiếu thảo sẽ giúp bản thân được trân trọng yêu mến, được mọi người nhìn nhận bằng sự tôn trọng, bằng những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống. Ngoài những cá nhân sở hữu lòng hiếu thảo trên, ta còn bắt gặp những mặt trái của cuộc sống thể hiện qua việc còn nhiều cá nhân sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi, và đó là những tấm gương đáng bị phê phán và lên án. Ta có thể thấy trong truyện "Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung", Chử Đồng Tử là một anh chàng nhà nghèo hai cha con chỉ có một chiếc khố chia nhau. Khi ông mất Chử Đồng Tử đã hiếu thảo dùng chiếc khố duy nhất đó để an táng cho cha còn anh thì ở trần. Qua câu chyện đó ta thấy rằng lòng hiếu thảo xuất phát từ chính chữ "hiếu" tồn tại trong mỗi cá nhân, vì thế mỗi cá nhân cần giữ cho mình lòng hiếu thảo để xây dựng giá trị nhân đạo cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2023 - Cập nhật : 13/10/2023