logo

Đọc hiểu Châu Long gặp gỡ và Giúp đỡ Lưu Bình

Trả lời bài đọc hiểu Châu Long gặp gỡ và giúp đỡ Lưu Bình để thấy rằng cuộc sống dù có khăn đến đâu chỉ cần bên bạn luôn có người sẵn sàng chia sẻ và trân trọng ân nghĩa sẽ là động lực để bạn vươn tới những thành công.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHÂU LONG GẶP GỠ VÀ GIÚP ĐỠ LƯU BÌNH

(Trích chèo “Lưu Bình Dương Lễ”)

LƯU BÌNH: 

Thương ơi, Tôi tưởng bạn tôi làm nên danh phận 

Rắp đem thân tới bạn mà nhờ 

Không ngờ bạn chẳng đoái tình xưa 

Thân tôi thế tôi, trách người sao được 

Đây đã về đến cây cao bóng mắt

Thấy chữ đề là quán Nghinh Hương Quán mát mẻ, tôi vào chơi tạm trú 

Sẵn bút nghiên, tôi đề thơ nhất thủ (1) 

Đề bốn câu cho giãi tấm lòng sầu. 

Thơ rằng: 

Của tuyết, then sương đã bấy lâu 

Khó hèn sao nỡ vội quên nhau 

Sớm muộn bởi giời duyên với phận 

So ra ai đã kém ai đâu.

CHÂU LONG: (Hát sắp)

Vì chàng thiếp phải long đong quan 

Những như thân thiếp đã xong một bề

(Nói với Lưu Bình)

Thiếp đứng ngoài nghe trộm đã lâu 

Xem thơ ấy bất bình lắm nhẽ 

Gặp chàng đây cũng là vắng vẻ 

Thiếp tỏ tường thua lại chàng hay 

Chắc chàng còn mắc míu chi đây

Chàng nói thực thiếp tôi được biết.

LƯU BÌNH

Nhọc nhằn nói chẳng ra hơi 

Nàng đã hỏi tôi xin nói 

Có bạn với Dương công từ thuở hàn vi 

Tôi mong tìm đến anh em mà cậy 

Một là bận việc quan nên người quên khuấy

Người đắc thì tôi lại thất thì

Hai nữa là phú tác dịch giaoTôi chờ ba ngày cũng chẳng được vào

Đúng lơ láo không ai chào hỏi 

Trục sau thấy chú phòng ra nói

Nói những lời không đánh mà đau

Cho nên trong dạ thảm sầu 

Thân Lưu này có muốn sống làm chi nữa.

CHÂU LONG:

Thiếp xin chàng, dùng với giận làm chi

Có thương thiếp xin nghe lời thiếp nói 

Vốn thiếp nay con nhà giòng dõi

Đeo hồng nhan luống những cậy mình

Một hai ước hảo cầu cát sĩ

Bac mẹ thiếp tham bên phú quý

Ép thiếp vào một của phú thương

Trái nhân duyên nhiều nỗi dở dang 

Trái duyên kiếp ở làm sao được

Thiếp chẳng quản đường trường non nước

Bước chân di đã có nhời nguyền 

Hễ gặp chàng nho sĩ kết duyên 

Bõ lòng thiếp rày ao mai ước. 

Gặp chàng đây đang con lỡ bước 

Thiếp xin theo về sửa túi nâng khăn 

Giúp cơm áo cho chàng ăn học

LƯU BÌNH: 

Quả tôi nay đang con tủi nhục

Mà nàng có lòng thương 

Gánh việc tư lương 

Giúp công đăng hoa 

Nàng là bậc phong lưu phú quí 

Đưa nàng đi vất vả sao đành

Xét mình tôi còn muộn khoa danh 

Đa mang thế, sợ những công đèn sách.

CHÂU LONG

Khuyên chàng đứng lên đi

Kẻo đường còn xa lắc

Hành lý này thiếp lĩnh, thiếp mang 

Thiếp xin theo về cho đến gia trang 

Giúp cơm áo cho chàng ăn học.

CẢ HAI: (Sa lệch) Quán Nghinh Hương kỳ ngộ thiên duyên 

Tấm lòng phó mặc hoàng thiên sách bày 

Tơ hồng nguyệt lão xe dây...

LƯU BÌNH: 

Nay đã về đến quê nhà 

Nhà tứ bích, nhất trần như tẩy (2)

Khó hèn như thân Lưu đành vậy 

Nàng đa mang chi... vất vả sao đành? 

Vốn tôi nay còn muộn công danh 

Thân lận đận sợ nàng khóc nhọc

CHÂU LONG

Cũng bởi lửa hương duyên bén 

Quản lầm than thiếp đến chi đây 

Thiếp khuyên chàng có một lời này 

Chàng có nghe thiếp xin vâng nói 

Gian nhà này, xin ngăn làm đôi vách 

Chàng phòng ngoài, thiếp ở phòng trong 

Chàng đêm ngày luyện tập sử văn 

Thiếp khuya sớm ra tay kim chỉ

LƯU BÌNH: (Ngồi học, hát nam sử)

Thánh nhân, thiên tử, thánh nhân quân. 

Cổ thế từng khen thượng đại nhân 

Nghiêu, Thuấn, thuận theo, Nghiêu Thuấn trị 

Võ Thang nối nghiệp, Võ Thang văn.

CHÂU LONG (Hát tiếp)

Thiếp khuyên chàng gắng công đèn sách 

Nữa một mai nhất cử đăng khoa 

Cho bõ công thày mẹ sinh ra 

Nhớ đến chữ thánh nhân mới khá.

LƯU BÌNH (Tiếp) 

Tam vương đức lớn, tam vương thịnh

Ngũ đế tài cao, ngũ đế xuân

Mùng gặp hội lành đua nết tốt

Thái bình thiên tử thái bình dân.

CHÂU LONG (Hát tiếp) - Đế

Trỗi Thiếp giữ nếp chân dày, tay dệt 

Chàng thời ôn kinh thánh, truyện hiền 

Sang trống canh ba, nghe chuông đổi thay quyền

Đánh thức dạy, thiếp khuyên chàng sáng nghiệp.

LƯU BÌNH: 

Nàng ơi,

Ba năm nay những riêng chăn, riêng gối 

Sự giảng hoa anh chẳng dám ngỏ lời 

Nàng mở của ra cho anh từ biệt một đôi lời 

Trước tiểu đăng khoa sau đại đăng khoa tin 

Trước ứng điểm bẻ quế, thăm hoa 

Sau bộ thỏa tấm lòng thương nhớ.

CHÂU LONG: 

Lời chàng dạy không nghe thì sợ 

Ba năm nay ngọc khiết băng thanh 

Chẳng bao lâu công toại danh thành 

Đã chính thủy xin chính chung cho vẹn 

Chàng ra thị thiếp cũng xin theo 

Chàng làm nên áo gấm tên treo 

Thiếp trở về nói cho bằng lòng cha mẹ.

LƯU BÌNH: 

Nàng đã nói thời sửa sang hành lý 

Vợ chồng ta cùng trảy vào thi 

HAI NGƯỜI: (Hát sa lệch)

Công phu đèn sách chuyên cần 

Ra tài quyết chí lập thân hội này 

Bảng vàng, thẻ bạc về tay 

Bõ công học tập theo thày bấy lâu 

Mong sau rạng nếp công hầu... 

(Cùng hạ)

(Trích Hà Văn Cầu, Tuyển tập chèo cổ, NXB Sân khấu,1999) 

Chú thích:

Tóm tắt vở chèo: Xưa có một người tên là Dương Lễ, quê quán ở xứ Sơn Tây, gặp một người tên là Lưu Bình. Hai người đều ham chuộng thơ văn, liền làm bạn với nhau, rồi cùng lên đường về kinh đô theo học. Hai người được thầy tận tình truyền dạy văn chương chữ nghĩa và đạo lý làm người.

Dương Lễ đỗ Trạng nguyên, được làm quan. Trong khi đó, Lưu Bình thi trượt, phải sống lang thang, rồi trở về quê. Cuộc sống khó khăn, lại gặp cảnh loạn lạc, Lưu Bình nghĩ đến người bạn kết nghĩa năm xưa, bèn tìm đến nhà Dương Lễ. Dương Lễ không ra gặp mặt mà sai đày tớ hắt hủi Lưu Bình, bưng ra mời bát cơm nguội cùng quả cà thiu. Lưu Bình thất vọng muốn tìm tới cái chết. Dương Lễ muốn cậy nhờ người vợ ba của mình thay chàng đi nuôi bạn ăn học. Châu Long thấy vậy liền nhận lời để giúp chồng thỏa ý nguyện.

Châu Long từ biệt chồng, một mình nàng cất bước ra đi. Giữa đường, nàng ghé quán Nghinh Hương. Tại đây, nàng gặp Lưu Bình trên đường về quê cũng đang tạm dừng chân. Hai người trò chuyện hồi lâu. Lưu Bình thuật lại đoạn đời gian nan vất vả của mình, còn Châu Long thì kể rằng cha mẹ gả nàng cho một người giàu có, nhưng nàng không chịu nổi cuộc sống ở đó, bèn tự ý bỏ đi. Khi thấy Lưu Bình ngỏ ý muốn quyết chí đèn sách học hành, Châu Long liền ưng thuận theo chàng về quê để nuôi chàng ăn học.

Châu Long mang số tiền Dương Lễ giao cho nàng đem theo để cất lại ngôi nhà và đón thày về dạy học cho Lưu Bình. Còn nàng ở riêng trong một căn phòng nhỏ, ngày đêm đảm đang quán xuyến gia đình, không chút vương vấn nguyệt hoa. Thấm thoắt đã qua ba mùa hoa nở, Châu Long hết lòng chăm lo cho Lưu Bình ăn học mà lòng nàng không lúc nào nguôi nỗi nhớ mong chồng.

Vua ban chiếu mở khoa thi kén Trạng nguyên. Lưu Bình từ biệt Châu Long và thày dạy học để lên kinh đô ứng thí và đỗ ngôi đầu Trạng nguyên. Trong khi đó, ở nơi quê nhà, nàng Châu Long hay tin Lưu Bình đã đỗ Trạng nguyên, nàng liền vui mừng sắp đặt nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, gửi gắm xóm giềng để trở về phủ Dương Lễ. Lưu Bình khi về tới nơi, chẳng thấy Châu Long đâu cả. Chàng lại tìm đến nhà quan Dương Lễ và được Dương Lễ ân cần đón tiếp, hỏi han. Lưu Bình buồn rầu thuật lại chuyện gia đình. Dương Lễ lần lượt cho gọi ba người vợ ra mời rượu Lưu Bình. Khi nhìn thấy Châu Long thì chàng chợt hiểu sự tình.

* Tên đoạn trích do người soạn đề - Cô Quỳnh Anh đặt: Nằm ở phần giữa đoạn trích: Giữa đường, nàng ghé quán Nghinh Hương. Tại đây, nàng gặp Lưu Bình trên đường về quê cũng đang tạm dừng chân. Hai người trò chuyện hồi lâu. Lưu Bình thuật lại đoạn đời gian nan vất vả của mình, còn Châu Long thì kể rằng cha mẹ gả nàng cho một người giàu có, nhưng nàng không chịu nổi cuộc sống ở đó, bèn tự ý bỏ đi. Khi thấy Lưu Bình ngỏ ý muốn quyết chí đèn sách học hành, Châu Long liền ưng thuận theo chàng về quê để nuôi chàng ăn học. 

(1) Đề thơ một bài  

(2) Ý nói nhà quá nghèo, trong nhà bốn bức tường nhãn nhụi như chùi, như rửa


Đọc hiểu Châu Long gặp gỡ giúp đỡ Châu Bình

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại: 

A. Chèo cổ (chèo sân đình)

B. Chèo bác học 

C. Tuồng đồ

D. Tuồng pho 

Câu 2. Văn bản kể lại sự việc gì?

A. Lưu Bình thất vọng muốn tìm tới cái chết. Dương Lễ muốn cậy nhờ người vợ ba của mình thay chàng đi nuôi bạn ăn học. Châu Long thấy vậy liền nhận lời để giúp chồng thỏa ý nguyện.

B. Châu Long từ biệt chồng, một mình nàng cất bước ra đi. Giữa đường, nàng ghé quán Nghinh Hương. Tại đây, nàng gặp Lưu Bình trên đường về quê cũng đang tạm dừng chân. Hai người trò chuyện hồi lâu. Lưu Bình thuật lại đoạn đời gian nan vất vả của mình. Châu Long liền ưng thuận theo chàng về quê để nuôi chàng ăn học.

C. Châu Long mang số tiền Dương Lễ giao cho nàng đem theo để cất lại ngôi nhà và đón thày về dạy học cho Lưu Bình. Còn nàng ở riêng trong một căn phòng nhỏ, ngày đêm đảm đang quán xuyến gia đình, không chút vương vấn nguyệt hoa

D. Vua ban chiếu mở khoa thi kén Trạng nguyên. Lưu Bình từ biệt Châu Long và thày dạy học để lên kinh đô ứng thí và đỗ ngôi đầu Trạng nguyên. Trong khi đó, ở nơi quê nhà, nàng Châu Long hay tin Lưu Bình đã đỗ Trạng nguyên, nàng liền vui mừng sắp đặt nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, gửi gắm xóm giềng để trở về phủ Dương Lễ

Câu 3.  Khi kể lại câu chuyện bị Dương Lễ ghẻ lạnh, lời thoại nào miêu tả rõ tâm trạng, cảm xúc của Lưu Bình? 

A. Cho nên trong dạ thảm sầu 

Thân Lưu này có muốn sống làm chi nữa.

B. Vốn tôi nay còn muộn công danh 

Thân lận đận sợ nàng khóc nhọc

C. Một là bận việc quan nên người quên khuấy

Người đắc thì tôi lại thất thì

D. Thánh nhân, thiên tử, thánh nhân quân. 

Cổ thế từng khen thượng đại nhân 

Câu 4. Lưu Bình đã giãi bày những khó nhọc nào của bản thân với Châu Long?   

A. Gia cảnh nghèo khó “Nhà tứ bích, nhất trần như tẩy” 

B. Chưa có thành tựu công danh 

C. Gia cảnh nghèo khó và chưa đỗ đạt công danh

D. Bản thân là người đã có ước hẹn ở quê nhà  

Câu 5. Đáp lại lời giãi bày và do dự của Lưu Bình, Châu Long đã có lời lẽ ra sao?    

A. Bày tỏ mong muốn chăm sóc, hỗ trợ Lưu Bình vì thấy chàng là nho sĩ nên thỏa lòng ao ước được cùng đồng hành vì nàng rất thích các nho sĩ. 

B. Kể lại câu chuyện mình bị ép duyên và hiện nay nàng không có ai nương tựa, chỉ có thể nhờ vào mối duyên bất ngờ với Lưu Bình 

C. Kể lại câu chuyện mồ côi của mình và bản thân phải tha hương cầu thực, chỉ có thể nương vào mối duyên với Lưu Bình 

D. Kể lại câu chuyện mình bị ép duyên và tự ý bỏ nhà ra đi. Bày tỏ mong muốn chăm sóc, hỗ trợ Lưu Bình vì thấy chàng là nho sĩ nên thỏa lòng ao ước được cùng đồng hành. 

Câu 6. Lời hát sa lệch (lời hát thường dùng để miêu tả tâm trạng) ở đoạn cuối đoạn trích cho thấy điều gì về nhân vật Lưu Bình và Châu Long? 

HAI NGƯỜI: (Hát sa lệch)

Công phu đèn sách chuyên cần 

Ra tài quyết chí lập thân hội này 

Bảng vàng, thẻ bạc về tay 

Bõ công học tập theo thày bấy lâu 

Mong sau rạng nếp công hầu... 

A. Lời bày tỏ tình cảm của Lưu Bình với Châu Long 

B. Lời bày tỏ tình cảm của Châu Long với Lưu Bình 

C. Lời giãi bày thể hiện quyết tâm ý chí tu luyện để công thành danh toại của Lưu Bình 

D. Lời giãi bày thể hiện ý chí quyết tâm đồng lòng của Lưu Bình và Châu Long 

Câu 7. Hành động ba năm gắn bó, lo lắng cho việc đèn sách của Lưu Bình mà vẫn giữ được tiết hạnh trong sạch, cho thấy Châu Long là người như thế nào? 

A. Không vì lợi ích cá nhân 

B. Thủy chung tình nghĩa với Dương Lễ và thấu tình đạt lí 

C. Thấu tình đạt lí 

D. Hết mực chung thành với Dương Lễ 

Câu 8. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ chèo được thể hiện qua đoạn trích    

Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hãy nhận xét về phẩm chất của nhân vật Lưu Bình và Châu Long  

Câu 10.  Đoạn trích thể hiện được sự ân tình của Châu Long khi hết lòng hỗ trợ giúp đỡ Lưu Bình cho tới ngày chàng vào kinh ứng thi. Từ nội dung chủ đề của đoạn trích, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu bàn luận về lối sống ân tình của người Việt Nam. 

Đọc hiểu Châu Long gặp gỡ giúp đỡ Lưu Bình

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: Chọn A. Chèo cổ (chèo sân đình)

Giải thích: Chèo sân đình là một loại hình nghệ thuật cổ, được thực hiện bởi những phường chèo, biểu diễn ở các sân đình, chùa hoặc sân các gia đình quyền quý. 

Câu 2: Chọn B. Châu Long từ biệt chồng, một mình nàng cất bước ra đi. Giữa đường, nàng ghé quán Nghinh Hương. Tại đây, nàng gặp Lưu Bình trên đường về quê cũng đang tạm dừng chân. Hai người trò chuyện hồi lâu. Lưu Bình thuật lại đoạn đời gian nan vất vả của mình. Châu Long liền ưng thuận theo chàng về quê để nuôi chàng ăn học.

Câu 3: Chọn A. Cho nên trong dạ thảm sầu

Thân Lưu này có muốn sống làm chi nữa.

Câu 4: Chọn C. Gia cảnh nghèo khó và chưa đỗ đạt công danh

Giải thích:

- Chưa đỗ đạt công danh

Xét mình tôi còn muộn khoa danh

Đa mang thế, sợ những công đèn sách.

Vốn tôi nay còn muộn công danh

- Gia cảnh nghèo khó: 

Nhà tứ bích, nhất trần như tẩy (2)

Khó hèn như thân Lưu đành vậy

Câu 5: Chọn D. Kể lại câu chuyện mình bị ép duyên và tự ý bỏ nhà ra đi. Bày tỏ mong muốn chăm sóc, hỗ trợ Lưu Bình vì thấy chàng là nho sĩ nên thỏa lòng ao ước được cùng đồng hành. 

Câu 6: Chọn C. Lời giãi bày thể hiện quyết tâm ý chí tu luyện để công thành danh toại của Lưu Bình 

Câu 7: Chọn B. Thủy chung tình nghĩa với Dương Lễ và thấu tình đạt lí 

Câu 8: 

Đặc điểm của ngôn ngữ chèo được thể hiện qua đoạn trích: 

- Đan xen giữa nói và hát: Lời nói xen lẫn lời hát sắp, hát sai lệch của Châu Long và Lưu Bình 

Hát sa lệch: 

Công phu đèn sách chuyên cần 

Ra tài quyết chí lập thân hội này 

Bảng vàng, thẻ bạc về tay 

Bõ công học tập theo thày bấy lâu 

Mong sau rạng nếp công hầu... 

CHÂU LONG: (Hát sắp)

Vì chàng thiếp phải long đong quan 

Những như thân thiếp đã xong một bề

(Nói với Lưu Bình)

Thiếp đứng ngoài nghe trộm đã lâu 

Xem thơ ấy bất bình lắm nhẽ 

Gặp chàng đây cũng là vắng vẻ 

Thiếp tỏ tường thua lại chàng hay 

Chắc chàng còn mắc míu chi đây

Chàng nói thực thiếp tôi được biết.

- Sử dụng các điển tích, điển cố, ca dao: 

+ Các đại nhân nổi tiếng 

Thánh nhân, thiên tử, thánh nhân quân. 

Cổ thế từng khen thượng đại nhân 

Nghiêu, Thuấn, thuận theo, Nghiêu Thuấn trị 

Võ Thang nối nghiệp, Võ Thang văn.

- Sử dụng các làn điệu, lối hát riêng của chèo: Sa lệch, hát sắp, tiếng đế,…

Câu 9: 

- Lưu Bình: Ban đầu, đau khổ vì bị khinh dễ, coi thường. Sau đó quyết tu tâm tu chí để học hành và đi thi 

- Châu Long: Thủy chung, tình nghĩa, hết lòng hỗ trợ, nâng đỡ cho Lưu Bình nhưng rất thủy chung, giữ lễ nghĩa vì Dương Lễ 

Câu 10:

Tục ngữ Việt Nam từng nói rằng: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có lẽ câu nói trên được coi là thông điệp gửi gắm đến mọi người cần có tình nghĩa trong cuộc sống. Bạn đã từng đặt câu hỏi với chính bản thân bạn rằng đã sống tình nghĩa chưa? Bạn hiểu như thế nào về tình nghĩa? Ý nghĩa của việc sống tình nghĩa trong cuộc sống là như thế nào? Tôi sẽ không khẳng định rằng mình đã sống có ân nghĩa, tình nghĩa trong cuộc sống nhưng tôi đã cho đi và nhận lại tất cả những điều trân quý đó để đáp lại cuộc sống này. Trước tiên ta cần hiểu ân nghĩa tình nghĩa là những món quà của sự thắm thiết, sự gắn bó có chịu ơn và biết ơn lẫn nhau giữa người với người. Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. Hơn hết lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện thêm nhiều những đức tính tốt đẹp, đồng thời truyền tải những thông điệp tích cực, những thông điệp văn minh để xã hội ngày một phát triển hơn. Chắc hẳn bản thân bạn đã từng trao đi ân tình cũng như tình nghĩa, mỗi khi trao đi những điều đó để nhận lại một lời "cảm ơn" chân thành, chỉ cần những điều nhỏ bé đó đã giúp bạn thêm phần động lực để tiếp tục tạo nên nhiều giá trị trong cuộc sống. Ta thấy rằng trong truyện cổ tích "Ăn khế trả vàng" người em trong gia đình là hiện thân cho những ân nghĩa tình nghĩa của cuộc sống, bằng việc cho con chim ăn một quả khế để rồi nhận lại vô số vàng, cùng trong cốt truyện đó người anh là hiện thân của những gương mặt phản diện tròn cuộc sống. Cũng như việc xã hội còn tồn tại những cá nhân lạnh lùng vô cảm, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán và lên án. Vì cuộc sống là hiện thực tồn tại của quy luật nhân quả thế nên mỗi cá nhân chúng ta cần là những con người luôn biết trân trọng ân nghĩa.

icon-date
Xuất bản : 11/10/2023 - Cập nhật : 13/10/2023