logo

Đọc hiểu cha con tương tàn

Trả lời đọc hiểu cha con tương tàn sẽ giúp độc giả hiểu biết thêm đặc sắc trong thể loại văn học tuồng pho và thấm thía hơn về tinh thần tôn trọng lẽ phải và chính nghĩa trong cuộc sống

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHA CON TƯƠNG TÀN *
(Trích tuồng “Tam nữ đồ”)
DINH KIM HÙNG

QUÂN: (Dạ... Dạ!) Rất kinh hoàng 
Vội bẩm quan. 
Nhân đêm nay vừa lúc canh ba
Khắc Minh đã trốn ra khỏi ngục.

KIM HÙNG: Truyền quân nhân gấp rút
Nối đèn đuốc sáng ngoài
Mau đón khắp mọi nơi
Quyết chẳng cho thoát chạy.
(Kim Hùng tiến binh bị ông Tạ xuất kỳ bất ý từ trong bụi nhảy ra đánh phủ đầu. Kim Hùng chỉ còn biết đỡ đòn, nhưng không biết ai đánh).

QUÂN: (Dạ! Dấu thiết giản) (1)

KIM HÙNG: (Dấu thiết giản à! Ai đó? Chỉ có ông già tao có mà thôi) 
Hay cha già ỷ sức dọc ngang, 
Khiến con trẻ khôn phương chống chế...?
(Mà ta lại sợ gì)
Một hùm dầu mạnh mẽ,
Bẩy cáo khá trở đương,
Truyền chúng tướng thẳng đường,
Chỉ Hồng Sơn vội vã.
(hạ) 

CẢNH CĂN CỨ HỒNG SƠN

HOÀNG TỬ: Tác bé thơ trong cảnh lạc loài,
(Nhờ các quan)
Lòng lo liệu chung tay dìu dắt 
Cũng vì lũ tôi luan con giặc,
Đành số ng nơi góc núi đầu non,
(Vậy, nhờ các quan) Làm sao cho đã mất lại còn 
Lẽ cùng có hết quy rồi thịnh.

QUÂN: Dạ!
Chúng tôi theo lịnh,
Dò xét rõ ràng,
Binh Kim Hùng đóng khắp Hồng Sơn,
Xin Điện hạ sai người cự địch.

TƯ CUNG KHƯƠNG HOÀN: 
Cam thay loài phản nghịch,
Còn lung thói bạo tàn.
Dưới trướng xin một lệnh truyền ban,
Ngoài núi để hai tôi ra trận.

KHẮC MINH:
Hàng máu nóng, trẻ toan rửa hận, 
Gắng sức tàn, già quyết trừ gian. 
Cho lão phu ra chốn chiến trường, 
Trừ tặc bối an lòng điện hạ.

LÃO TẠ: (Nay quân về thưa rằng binh thằng Kim Hùng vây Hồng Sơn, các quan xin ra đánh cùng nó, lão nghĩ như việc ấy là).
Trẻ già đều gan dạ, 
Mạnh yếu xét sức mình.
Xin cho già vào chốn địch dinh, 
Quyết dùng chước giết loài tặc bối.

KHẮC MINH:
(Chẳng hay người liệu kế gì?)

LÃO TẠ: (Lão xuống dò đâu đó xong xuôi, rồi lão sẽ thừa cơ đốt dinh trung gây rối)
Cố sức ngăn giặc trẻ bí đường.

TỰ CUNG, KHƯƠNG HOÀN: (Vậy giết được giặc nhưng ngài làm sao mà sống)

LÃO TẠ: (Sống sao được?)
Trong lửa hồng cha con lão thiêu xương,
(Thời)

HOÀNG TỬ: Nghe mấy lời cặn kẽ, 
Xui tấc dạ thương đau. 
Để muốn đẩy, nghiệp vững ngôi cao, 
Nỡ xui đó, thân tàn cốt rụi?

LÃO TẠ: Bởi vô phúc sanh loài tặc bối, 
Phải ra công chuộc tội lão phu. 
Miễn đem về nghiệp cũ nghìn thu, 
Nào xá kể xương tàn một nắm.

PHƯƠNG CƠ:
Lời trung nghĩa chứa chan dòng máu thắm, 
Nỗi hiếu tình đau xót tấm lòng riêng. 
Theo nghiêm phụ địch cùng huynh trưởng.
Cho ấu nhi (2) ra chốn trận tiền,

LÃO TẠ:
Nghe lời con rất chướng, 
Xui lòng lão chẳng ưng. 
(Trông thế mày tưởng tao) 
Mãi sống lâu trăm tuổi không chừng, 
(Nên chỉ mày)
Học nói bậy đôi điều cho tốt. 
(Bẩm Điện hạ! Lão còn lại một chút nầy)
Trái một gốc khác mùi đắng ngọt, 
(Nó cũng khá, nên chi lão)
Phải đôi lời gởi chút thơ ngây.
(Như nó lâu nay)
Vì non sông chung đóng góp tay, 
(Chớ lão đây)
Dù sống thác quyết toàn tấc dạ,

HOÀNG TỬ:

Sự cực cùng chẳng đã,
Còn chi nữa mà mong. 
Một lạy dưa, lòng khó cắt lòng,
Ba chung rót, bước khôn chia bước.
(Xướng): Đành e thân già lo việc nước

LÃO TẠ: (Xướng): Quyết vì nghiệp cả diệt loài gian.

PHƯƠNG CƠ: (Xướng): Tình sâu chia cắt trong giây phút,

MỌI NGƯỜI (Xướng): Già trẻ nhìn nhau lệ chứa chan.

HOÀNG TỬ: (Nam): Lệ chứa chan đôi đàng ly biệt, 
Gẫm sự tình chi xiết người than

LÃO TẠ: (Nam): Thà cam liều một thân tàn, 
Thịt xương xây đắp giang san muôn đời.

KHẮC MINH, HOÀNG TỬ, TƯ CUNG:
(Nam): Nghìn năm dù vắng bóng người, Khí xây sông núi, tiết đời trăng sao.

PHƯƠNG CƠ: (Nam): Nỗi niềm càng nghĩ càng đau,
Thà rằng tử biệt nỡ nào sinh ly.

HOÀNG TỬ: (Nam): Nhìn nhau đôi giọt lệ đầy,

PHƯƠNG CƠ: (Nam): (Tội lắm cha ôi!) 
Tình kia đành đoạn!...

LÃO TẠ: (Nam): (Á thôi) Phút này chia tay
(Hạ) 

DINH KIM HÙNG

QUÂN: Có một người già cả đến đây, 
Xưng thân phụ đại quan vào viếng.

KIM HÙNG:
Nghe qua câu chuyện,
Thật rất hổ nghi. 
Ông nào đã chết đi, 
Ông nào còn sống đó? 
Cự tuyệt thời cũng khó, 
Hỏi han lại sẽ hay. 
Truyền với quân bay, 
Mời ngay ông nọ.
(Chào ông!)
Cách mặt lâu cũng nhớ, (Té ra!...)
Coi bộ khỏe như thường 
(he! Tôi hỏi lâu nay) 
Ông ở đâu, mau khá tỏ tường,
Rày tới đó, việc gì nói thử?

LÃO TẠ:
Phương Cơ đã bỏ đi mất xứ, 
Lão phu nay trơ trọi một thân. 
Riêng xét mình quá nỗi cơ bần (3)
Tìm tới cửa, nhờ hơi phú quý. 
Mừng ông đặng làm tôi Triệu thị, 
Thật trông lên đúng bậc oai quyền.
(Lão đây)
Tác tuy già, sức hãy còn hãng, 
Việc sai khiến, lão xin cố gắng

KIM HÙNG:
Nhắc chuyện cũ, càng thêm hổ thẹn, 
Nghĩ tình xưa cũng phải phôi pha. 
Ông đã đành làm trảo làm nha (4)
Việc cần phải hết lòng hết dạ, (nghe!)
(Hạ hết, lão Tạ ra).

LÃO TẠ:
Gây tội ác, con đà thái quá,
Đoạn nhân tình cha khó nhiêu dụng (Lão bây giờ) 
Vẹn niềm ngay vì nước hết lòng, 
Nhân đêm vắng ra tay nổi lửa.
(Âu là) (Phóng hỏa)

KIM HÙNG:
Ngọn lửa lên rất dữ, 
Thế nước cứu khôn qua. 
Cả tiếng kia kìa hỡi cha già. 
Mau giúp sức cứu cho con trẻ. 

LÃO TẠ: (Như mày) Tày trời đất, tội khôn xiết kể,
(Nói thiệt) Cắt ruột già, tao quyết chẳng tha. 
Chói lòng son coi nhẹ thân già, 
Mượn ngọn lửa diệt trừ giặc trẻ. 
(Cha con đánh nhau, cùng chết trong lửa. Lão Tạ còn cố gượng dậy nhìn lại mặt Kim Hùng và vuốt mắt cho nó).

HẾT

(Trích Tổng tập văn học Việt Nam tập 11, Chủ biên Hoàng Châu Ký, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000) 

Chú thích:

Tóm tắt vở tuồng: Nguyên vương già yếu, Bà Chánh cung đương có thai. Tên Thái sư Triệu Văn Hoán có âm mưu tiếm ngôi vua. Con trai cả của hắn là Bích Long hùa theo cha, còn con trai thứ là Tư Cung chống lại, bỏ đi tu.
Trên đường tìm đến chùa Trúc Tự, Tư Cung gặp ông già Tạ Ngọc Lân. Hai người hiểu lòng nhau, hẹn cùng nhau giúp nước khi giang sơn biến loạn. Tạ Ngọc Lân vốn là một huân thần nhưng chống đối với Triệu Văn Hoán nên đã từ quan về cày ruộng. Ông có hai con, con gái là Phương Cơ hiếu trung, hết lòng vì đại nghĩa, nhưng thằng con trai lớn là Kim Hùng ngỗ nghịch, hung bạo, phản trắc và bỏ nhà chạy theo tôn phò Triệu Văn Hoán.
Vua băng, Triệu Văn Hoan định tiếm ngôi vì chưa có người kế vị, nhưng lão thần Lý Khắc Minh đã tuyên di chiếu của Nguyên vương, trao quyền cho Chánh cung nhiếp chính. Văn Hoán rất ức, bèn cùng Kim Hùng lập mưu vu oan cho bà Chánh hậu là quan hệ bí mật với một người đàn ông và đồng mưu để người ấy cướp ngôi. Thế là bà Chánh cung bị phế truất và hạ ngục. Văn Hoán tiếm ngôi.
Lý Khắc Minh lập kế lãnh tù Chánh cung về dinh mình để giam và tra hỏi kẻ đồng mưu rồi sẽ giết sau. Đưa được bà nầy về dinh rồi, nhưng Khắc Minh lo nghĩ không biết làm sao để cứu sống bà ta. Con gái ông là Xuân Hương rồi tỳ nữ là Bích Hà đều tình nguyện xin vào ngục đổi xiêm y để chết thay cho Chánh cung. Cuối cùng Bích Hà được làm việc này và Xuân Hương phải lãnh nhiệm vụ đưa bà Chánh cung đi lánh nạn.
Phương Cơ vâng lệnh cha, giả điên dại đến Kinh đô do thám tình hình và quay về báo với cha là Văn Hoán sắp giết Chánh cung. Ông Tạ Ngọc Lân đến chùa báo với Tư Cung rồi hai người lập tức ra đi, Tư Cung nói: “Thế nầy là chốn an thiềm dậy lửa trần ai!”
Giữa đêm, Kim Hùng hiệp đồng với Khắc Minh đưa Chánh cung đi nịch sát. Giữa đường bị một tráng sĩ xông vào đánh cướp tù nhân. Khắc Minh xin đi tiên phong đuổi bắt kẻ địch, ông bị thương nằm lại. Kim Hùng kéo quân đến thấy lão tướng bị thương phải dừng lại hỏi han và điều người khiêng Khắc Minh về lo điều trị. Khắc Minh làm việc này nhằm làm cho người cướp Chánh cung chạy thoát; ông chưa biết được người đó là Tư Cung. Kim Hùng vừa kéo quân đuổi tiếp thì thình lình gặp một người che mặt từ trong bụi nhảy ra đánh cho tối tăm mặt mày và phải rút quân. Người che mặt đó chính là ông Tạ Ngọc Lân.
Tư Cung và ông Ngọc Lân mừng là đã cứu được Chánh cung, hóa ra đó là Bích Hà.
Phương Cơ trở lên kinh sư và về báo với cha là mưu cơ của Khắc Minh đã bị bại lộ, nên Kim Hùng đã hạ ngục vị lão tướng và kéo quân đi vây bắt Chánh cung và Xuân Hương. Tình thế nguy cấp. Tư Cung và Bích Hà vội vã đi giải cứu Chánh cung. Phương Cơ lại lên Kinh đô, lập kế vào dinh Kim Hùng và cứu được Khắc Minh 
Những người trung thành qua bao gian nguy, đã tụ tập đông đủ ở Hồng Sơn. Hoàng tử, con Chánh cung đã khôn lớn. Kim Hùng mang đại binh đến vây đánh Hồng Sơn. Không ai chống cự nổi tên hổ tướng tàn bạo này. Ông già Tạ Ngọc Lân xin ra đi, lập kế vào dinh để giết Kim Hùng. Ông nói: “Trong lửa hồng cha con lão có thiêu xương - Ngoài trời thẩm nước non nhà mới rạng vẻ”.
Mọi người làm lễ tế sống tiễn ông đi.
Khi doanh trại chảy, Kim Hùng chạy ra, bị ông Lân chặn lại. Nó đánh và bóp cổ ông, ông dùng thế võ kìm nó lại. Hai cha con cùng chết trong ngọn lửa rực hồng. Ông Lân cố gượng dậy phút cuối cùng để nhìn mặt đứa con và vuốt mắt cho nó.
Diệt được Kim Hùng, phe trung thần thừa thắng tiến về Kinh đô giết loài gian nịnh và phục quốc.
* Tên đoạn trích do người soạn đề - Cô Quỳnh Anh đặt: Nằm ở phần cuối vở tuồng (Tại Dinh Kim Hùng), Ông Lân (Tạ Lân) diệt được Kim Hùng (con trai mình), hai cha con chết trong ngọn lửa. Ông Lân cố gượng dậy phút cuối để nhìn mặt con và vuốt mắt cho con 
(1) Thiết giản: roi sắt, một loại vũ khí bằng sắt như gươm, nhưng không sắt nhọn, dùng để đập 
(2) Ấu nhi: Con nhỏ
(3) Cơ bần: Đói nghèo 
(4) Trảo nha: Vuốt và nanh 


Đọc hiểu cha con tương tàn

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại: 

A. Chèo cổ 

B. Chèo bác học 

C. Tuồng đồ

D. Tuồng pho 

Câu 2. Văn bản kể lại sự việc gì?

A. Cuộc đối thoại và chiến đấu cuối cùng giữa hai cha con Tạ Ngọc Lân và Kim Hùng để tiêu diệt phe phản trắc 

B. Sự thất bại của phe chính nghĩa Tạ Ngọc Lân

C. Sự hi sinh của Tạ Ngọc Lân trước con trai mình là kẻ phản trắc Kim Hùng

D. Cái chết của phe phản trắc Kim Hùng trước chính người cha Tạ Ngọc Lân  

Câu 3. Câu thoại nào cho thấy được sự phản trắc, bất chấp mọi thứ của Kim Hùng (Lựa chọn NHỮNG đáp án đúng)  

A. Nhắc chuyện cũ, càng thêm hổ thẹn, 

Nghĩ tình xưa cũng phải phôi pha. 

Ông đã đành làm trảo làm nha

Việc cần phải hết lòng hết dạ, (nghe!)

B. Truyền quân nhân gấp rút

Nối đèn đuốc sáng ngoài

Mau đón khắp mọi nơi

Quyết chẳng cho thoát chạy.

C. Ngọn lửa lên rất dữ, 

Thế nước cứu khôn qua. 

Cả tiếng kia kìa hỡi cha già. 

Mau giúp sức cứu cho con trẻ. 

D. Cách mặt lâu cũng nhớ, (Té ra!...)

Coi bộ khỏe như thường 

(he! Tôi hỏi lâu nay) 

Ông ở đâu, mau khá tỏ tường,

Rày tới đó, việc gì nói thử?

Câu 4.  Lời thoại sau thể hiện phẩm chất nào của ông lão Tạ Ngọc Lân? 

LÃO TẠ: (Nam): Thà cam liều một thân tàn, 
Thịt xương xây đắp giang san muôn đời.

A. Dũng cảm, khí phách, dám hi sinh kể cả tình riêng để bảo toàn sự trung nghĩa 

B. Đau đớn xót xa khi phải đưa ra quyết định bảo toàn sự trung nghĩa trước tình thân 

C.  Mong muốn xây đắp giang sơn muôn đời 

D. Cam tâm tình nguyện hi sinh bản thân để bảo vệ cơ đồ non sông 

Câu 5. Trước sự ngông cuồng của chính con trai Kim Hùng, lão Tạ (Tạ Ngọc Lân) đã đưa ra kế sách gì để dẹp trừ bạo tàn?   

A. Dụ Kim Lân vào vòng vây hãm và đánh úp 

B. Quyết tâm ra trận đấu trí với chính con trai 

C. Đối mặt và cùng Kim Hùng thiêu cháy để diệt trừ tận gốc quân phản trắc 

D. Đem quân nổi loạn đánh thẳng vào Dinh Kim Hùng 

Câu 6. Lời thoại của mọi người tại căn cứ Hồng Sơn cho thấy được tình cảm của họ với lão Tạ trước hành động quyết hi sinh của lão như thế nào? 

A. Đồng lòng đồng ý để lão Tạ đứng lên trừ gian diệt bạo 

B. Quyết thay lão Tạ để diệt Kim Hùng vì không nỡ nhìn lão Tạ giết con trai mình 

C. Cảm thương, xót xa, không nỡ để lão ra đi và chấp nhận hi sinh 

D. Đồng lòng ủng hộ để lão ra đi 

Câu 7. Đoạn trích trên thể hiện rõ được tình cảm cao đẹp thiêng liêng nào?

A. Tình cha con sâu nặng 

B. Tình anh em huynh đệ 

C. Lòng dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn 

D. Tinh thần chính nghĩa và đứng về lẽ phải âu sắc sẵn sàng hi sinh cả tình cảm cá nhân

Câu 8. Liệt kê và phân tích lời thoại của nhân vật Kim Hùng và nhân vật Tạ Lân để thấy được sự đối lập của hai nhân vật này   

Câu 9. Chất bi hùng của sự kiện và tinh thần vì chính nghĩa được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?  

Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 12 câu bàn luận về tinh thần chính nghĩa và vì lẽ phải trong cuộc sống ngày nay 

Đọc hiểu cha con tương tàn

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: Chọn D. Tuồng pho

Giải thích: Tuồng Pho có chủ đề lấy từ cốt truyện chương hồi của Trung Quốc. Thế nên một vở Tuồng Pho thường rất dài, có vở cấu tạo tới trên 100 hồi (hay lớp)

Câu 2: Chọn A. Cuộc đối thoại và chiến đấu cuối cùng giữa hai cha con Tạ Ngọc Lân và Kim Hùng để tiêu diệt phe phản trắc 

Câu 3: Chọn A, B

A. Nhắc chuyện cũ, càng thêm hổ thẹn, 
Nghĩ tình xưa cũng phải phôi pha. 
Ông đã đành làm trảo làm nha
Việc cần phải hết lòng hết dạ, (nghe!)

B. Truyền quân nhân gấp rút
Nối đèn đuốc sáng ngoài
Mau đón khắp mọi nơi
Quyết chẳng cho thoát chạy.

Câu 4: Chọn A. Dũng cảm, khí phách, dám hi sinh kể cả tình riêng để bảo toàn sự trung nghĩa 

Câu 5: Chọn C. Đối mặt và cùng Kim Hùng thiêu cháy để diệt trừ tận gốc quân phản trắc 

Câu 6: Chọn C. Cảm thương, xót xa, không nỡ để lão ra đi và chấp nhận hi sinh 

Giải thích: Tất cả lời thoại ở cuối tác phẩm tại căn cứ Hồng Sơn

Câu 7: Chọn D. Tinh thần chính nghĩa và đứng về lẽ phải âu sắc sẵn sàng hi sinh cả tình cảm cá nhân

Câu 8
 

  Kim Hùng  Tạ Lân
Lời thoại tiêu biểu

- Nhắc chuyện cũ, càng thêm hổ thẹn, 
Nghĩ tình xưa cũng phải phôi pha. 
Ông đã đành làm trảo làm nha
Việc cần phải hết lòng hết dạ, (nghe!)

- . Truyền quân nhân gấp rút
Nối đèn đuốc sáng ngoài
Mau đón khắp mọi nơi

- Cách mặt lâu cũng nhớ, (Té ra!...)
Coi bộ khỏe như thường 
(he! Tôi hỏi lâu nay) 
Ông ở đâu, mau khá tỏ tường,
Rày tới đó, việc gì nói thử?
 

- Bởi vô phúc sanh loài tặc bối, 
Phải ra công chuộc tội lão phu. 
Miễn đem về nghiệp cũ nghìn thu, 
Nào xá kể xương tàn một nắm.

- Quyết vì nghiệp cả diệt loài gian.

- Tác tuy già, sức hãy còn hãng, 
Việc sai khiến, lão xin cố gắng

- Gây tội ác, con đà thái quá,
Đoạn nhân tình cha khó nhiêu dụng (Lão bây giờ) 

- Tày trời đất, tội khôn xiết kể,
(Nói thiệt) Cắt ruột già, tao quyết chẳng tha. 
Chói lòng son coi nhẹ thân già, 
Mượn ngọn lửa diệt trừ giặc trẻ. 
 

Phẩm chất tính cách

- Bất hiếu, ngông cuồng 

- Phản trắc sẵn sàng đấu với cả cha mình 
 

- Dũng cảm, anh hùng vì nghĩa lớn 

- Tự nhận bản thân sinh ra kẻ nghịch tử và phải chịu trách nhiệm

- Sẵn sàng chấp nhận cái chết (cùng con) để thực hiện lí tưởng lớn vì đất nước  
 

Câu 9:

- Chất bi hùng: Sự kiện diễn ra tại các dinh, căn cứ chiến đấu, sự đối đầu giữa hai phe chính nghĩa và phản trắc trong trận chiến phân thắng bại cuối cùng 

- Tinh thần chính nghĩa: Ông Tạ Lân sẵn sàng hi sinh tình riêng (cha con) để tiêu diệt bạo tàn, mở ra con đường tấn công cho phe chính nghĩa

Câu 10:

Đoạn văn khoảng 12 câu bàn luận về tinh thần chính nghĩa và vì lẽ phải trong cuộc sống ngày nay 

Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử nước nhà, có lẽ chúng ta đã chứng kiến vô vàn nhân chứng về tinh thần chính nghĩa và vì lẽ phải trong cuộc sống. Nhiều cá nhân sẽ cho rằng những yếu tố trên chỉ là sự tồn tại nhất thời và không cần thiết trong cuộc sống, nhưng họ đâu biết rằng chính nghĩa và lẽ phải là 2 yếu tố quan trọng và luôn cần tồn tại song hành trong cuộc sống. Trước hết ta cần làm rõ chính nghĩa là gì? Lẽ phải được hiểu như thế nào? Làm gì để xây dựng một tinh thần tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung, chính nghĩa được hiểu là chiến đấu vì công lí, bao quát trong đó tồn tại lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công của xã hội. Mỗi cá nhân đều sở hữu một biện pháp để xây dựng một tinh thần tôn trọng lẽ phải và chính nghĩa, có thể là sự tôn trọng quy định, tôn trọng pháp luật của nước nhà, có thể là sự hi sinh sẵn sàng bảo vệ cái văn minh, cái tốt đẹp,... tất cả những điều đó đều thể hiện và tôi luyện nên một cá thể sở hữu tinh thần trên. Đặc biệt, khi mỗi chúng ta sở hữu tinh thần chính nghĩa và đạo đức vì lẽ phải sẽ góp phần bảo vệ giá trị tốt đẹp và phát triển xã hội, đồng thời đề cao nhân nghĩa, tình người và tính thượng tôn của pháp luật đến với cộng đồng. Mặt trái của những biểu hiện tích cực trên còn tồn tại những cá nhân chưa ý thức được việc tôn trọng lẽ phải và làm trái với luân thường đạo lý của nước nhà, bản thân những cá nhân đó cần phải lên án và phê bình để xã hội ngày một văn minh hơn. Ta có thể thấy chị Võ Thị Sáu là vị anh hùng luôn đi theo lẽ phải, sẵn sàng hi sinh bản thân mình chứ không màng sự sống và làm trái với tư tưởng của đất Việt thời bấy giờ đó là tấm gương để những thế hệ sau này noi gương và hộc tập. Vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần tôn vinh cái đẹp và trau dồi nhận thức cũng hiểu biết để phân biệt phải - trái, đúng - sai góp phần giúp đất nước ngày một sở hữu nhiều cá nhân có tinh thần chính nghĩa và vì lẽ phải.

icon-date
Xuất bản : 11/10/2023 - Cập nhật : 13/10/2023