logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 8


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 8


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân tử N2 không phân cực nên ít tan trong nước.

B. Khí N2 không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

C. Phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường khá trơ về mặt hóa học.

D. N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất độc.

Câu 2. Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” có công thức hóa học là

A. HCl.

B. N2.

C. NH4Cl.                         

D. NH3.

Câu 3. Khi có ánh sáng, dung dịch HNO3 đặc dần chuyển thành màu vàng do phân hủy một phần giải phóng khí

A. NO.

B. N2.

C. NO2.                             

D. N2O.

Câu 4. Photpho đỏ và photpho trắng là 2 dạng thù hình của photpho nên

A. có cấu trúc mạng tinh thể giống

B. đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.

C. đều khó nóng chảy và khó bay hơi.

D. đều cháy được trong không khí khi đốt nóng tạo ra

Câu 5. Cặp hóa chất dùng để điều chế H3PO4 trong công nghiệp là:

A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 (loãng).

B. Ca2HPO4 và H2SO4 (đặc).

C. P2O5 và H2SO4 (đặc).

D. Ca3(PO4) 2 và H2SO4(đặc).

Câu 6. Phân bón có tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nitơ cao nhất là

A. (NH2)2CO.

B. NH4Cl.

C. (NH4)2SO4.                   

D. NH4NO3.

Câu 7. Để phân biệt 3 lọ NaCl, Na3PO4, NaNO3 người ta dùng thuốc thử là

A. NaOH.

B. BaCl2.

C. AgNO3.                        

D. phenolphtalein.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8. Dãy gồm các chất chất đều tác dụng với N2

A. Al, H2, O2.

B. Mg, HCl, O2.

C. NaOH, H2, Mg.            

D. KOH, O2, HCl.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amoniac ít tan trong nước.

B. Amoniac có tính bazơ mạnh.

C. Amoniac thể hiện tính khử trong phản ứng với

D. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, không vị.

Câu 10. HNO3 không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

A. Fe3O4.

B. Fe(OH)2.

C. Fe2O3.                           

D. FeO.

Câu 11. Axit nitric đặc có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ở điều kiện thường?

A. Fe, MgO, CaSO3, NaOH.

B. Al, K2O, (NH4)2S, Zn(OH)2.

C. Ca, NaNO3, NaHCO3, Al(OH)3.

D. Cu, Fe2O3, Na2CO3, Fe(OH)2.

Câu 12. Trong phản ứng: P + Cl2 PCl5 thì P

A. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

B. là chất oxi hóa.

C. không có tính oxi hóa, không có tính khử.

D. là chất khử.

Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Trong dung dịch, H3PO4 không tồn tại dạng phân tử.

B. H3PO4 là một axit trung bình, trong nước phân li theo ba nấc.

C. H3PO4 có tính oxi hóa mạnh do P có số oxi hóa +5.

D. H3PO4 loại kĩ thuật dùng để sản xuất phân đạm.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng nguyên tố

B. Suppephotphat kép chứa CaSO4 ít tan trong nước, làm rắn đất.

C. Phân lân nung chảy chỉ thích hợp cho đất

D. Khi bón phân supephotphat người ta trộn chung với vôi.

Câu 15. Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3.

B. NaOH, K2O, NH3, Na2CO3.

C. CuSO4, MgO, KOH, NH3.

D. KCl, NaOH, Na2CO3, NH3.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16. Để tác dụng vừa đủ với H2 tạo thành 10,2 gam NH3 với hiệu suất phản ứng 25% cần thể tích N2 (ở đktc) là (Cho N=14; H =1)

A. 13,44 lít.

B. 26,88 lít.

C. 0,84 lít.                         

D. 1,68 lít.

Câu 17. Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng oxi hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 ban đầu là (Cho Na=23, Cu=64, O=16, N=14, H=1)

A. 4,4 gam.

B. 10,3 gam.

C. 18,8 gam.                      

D. 28,2 gam.

Câu 18. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít NH3 (đktc) vào dung dịch có chứa 1,96g H3PO4. Muối thu được chỉ có (Cho N=14, H=1, P=31, O=16)

A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.

C. (NH4)2HPO4

D. (NH4)3PO4.

Câu 19. Nếu quá trình điều chế có 3% P bị hao hụt thì khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150 kg photpho là (Cho: P=31, Ca=40, O=16, H=1)

A. 1,189 tấn.

B. 0,5 tấn.

C. 38,444 tấn.                   

D. 2,379 tấn.

Câu 20. Dùng 56m3 NH3 để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3, khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là (Cho N=14, H=1, O=16)

A. 57,960 kg.

B. 362,25 kg.

C. 36225 kg.                     

D. 57960 kg.

Phần 2: Trắc nghiệm tự luận (2 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau:

N2 NH3 NO NO2 HNO3

Câu 2: (1,0 điểm) Hòa tan 2,36 gam hỗn hợp Cu và Ag trong HNO3 đặc (vừa đủ) thu được 1,12 lít (ở  đktc) NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y, nhiệt phân hoàn toàn Y đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Z. Tính m. (Cho Cu=64, Ag=108, N=14, O=16, H=1)

----------- HẾT -----------


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

C

C

D

D

A

C

A

C

C

D

D

B

C

B

B

C

A

A

B

Trắc nghiệm tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Viết đúng PTHH, ghi rõ điều kiện

0,25x4

2

nCu= 0,02 mol nAg=0,01 mol

0,5

 

mCuO = 1,6 gam mAg =1,08 gam

mZ= 2,68 gam

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021