logo

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 11


Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 Chương 2 - Đề 11


ĐỀ BÀI

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

MỨC ĐỘ BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Dung dịch HNO3 đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành

A. màu đen sẫm.

B. màu xanh.

C. màu trắng sữa.           

D. màu vàng.

Câu 2: Trong công nghiệp, điều chế N2 bằng cách

A. nhiệt phân NH4NO2.

B. hoá lỏng không khí rồi chưng cất phân đoạn.

C. dùng oxi để oxi hoá NH3

D. dùng Cu để khử hết oxi trong không khí ở nhiệt độ

Câu 3: Tính chất hoá học của N2

A. tính khử và tính oxi hoá.

B. tính axit và tính bazơ.

C. tính axit và tính oxi hoá.

D. tính bazơ và tính khử.

Câu 4: Photpho đỏ và photpho trắng

A. đều tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành

B. đều khó nóng chảy và khó bay hơi.

C. đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.

D. đều có cấu trúc mạng phân tử và cấu trúc

Câu 5: Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. CaHPO4.

B. (NH4)3PO4.

C. K3PO4.                          

D. Ba(H2PO4)2.

Câu 6: Tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với dung dịch HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành không ảnh hưởng đến môi trường là nút ống nghiệm bằng

A. bông tẩm dung dịch NaOH.

B. bông tẩm nước.

A. bông tẩm cồn.

D. bông khô.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng

B. Urê có công thức hóa học là (NH4)2

C. Supephotphat kép là hỗn hợp muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D. Phải bảo quản phân đạm ở nơi khô ráo.

MỨC ĐỘ HIỂU (8 CÂU)

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: X + HNO3 → NO + ... Chất X không thể là

A. Fe3O4.

B. Cu.

C. Fe(NO3)2.                     

D. Fe(OH)3.

Câu 9: Khi cho urê vào dung dịch Ca(OH)2 thì

A. chỉ xuất hiện khí mùi

B. chỉ xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. không có hiện tượng gì xảy

D. xuất hiện kết tủa trắng và sinh khí có mùi

Câu 10: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Fe + HNO3 loãng.

B. HNO3 loãng + Cu.

C. Dung dịch H3PO4 + Na2CO3.

D. Dung dịch H3PO4 + AgNO3.

Câu 11: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây tạo ra hợp chất khí?

A. Li, Mg, Al.

B. H2, O2 .

C. O2, Ca, Mg.                  

D. Li, H2, Al.

Câu 12: Các chất khi tác dụng với khí NH3 dư đều tạo khói trắng là

A. HCl, O2.

B. HCl, Cl2.

C. HCl, NO.                      

D. HCl, N2.

Câu 13: Phản ứng hóa học trong đó photpho thể hiện tính oxi hóa là

A. 6P + 5KClO3  → 3P2O5 + 5KCl.                       

B. 4P + 5O2 → 2P2O5.

C. 2P + 3Ca →  Ca3P2.                                             

D. 2P + 5Cl2 → 2PCl5.

Câu 14: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính axit là:

A. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, CuO.

C. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.

D. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

Câu 15: Thuốc thử để phân biệt ba dung dịch riêng biệt: NH4Cl, NaNO3, Na3PO4 là dung dịch

A. BaCl2.

B. NaOH.

C. HCl.                              

D. AgNO3.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 16: Trộn dung dịch chứa x mol H3PO4 với dung dịch chứa y mol KOH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,22 gam muối K2HPO4 và 4,24 gam K3PO4. Tỉ lệ x : y là (Cho: K=39, P=31, O=16, H=1)

A. 7:12.

B. 1:3.

C. 1:2.                               

D. 5:12.

Câu 17: Thể tích khí thu được (đktc) khi nhiệt phân hoàn toàn 4 gam amoni nitrat là (Cho N=14, O=16, H=1)

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.                      

D. 3,36 lít.

Câu 18: Cho 2 lít N2 và 7 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp khí thu được sau phản ứng có thể tích bằng 8 lít (thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là (Cho: N=14,  O=16, H=1)

A. 35%.

B. 25%.

C. 50%.                             

D. 22%.

Câu 19: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là (Cho P=31, Ca=40, O=16, H=1)

A. 48,52%.

B. 42,25%.

C. 45,75%.                        

D. 39,76% .

Câu 20: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O (không có sản phẩm khử khác) có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O (đktc) thu được lần lượt là (Cho: Al=27, N=14, O=16, H=1)

A. 1,972 lít và 0,448 lít.

B. 2,24 lít và 6,72 lít.

C. 2,016 lít và 0,672 lít.

D. 0,672 lít và 2,016 lít.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): NO2 ® NaNO3 → HNO3 ® Fe(NO3)3 ® NO2

Câu 2. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Xác định X. (Cho Mg=24, N=14, O=16, H=1)

----------- HẾT -----------


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

D

B

A

A

A

A

D

D

D

D

B

B

C

B

D

D

A

B

B

C

Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Viết đúng 4 phương trình

2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O NaNO3 + H2SO4 ® HNO3 + NaHSO4 6HNO3 + Fe2O3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O

4Fe(NO3)3 ® 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

0,25x4

2

n Mg = 0,28 mol; n MgO = 0,02 mol

→ n Mg(NO3)2 = 0,3 mol

→ n NH4NO3  = 0,02 mol

 

0,5

Bảo toàn electron: sản phẩm khử là N2

0,5

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021