logo

Đặt câu với thành ngữ Ngựa quen đường cũ

Trong kho tàng văn học Việt Nam, nhiều thành ngữ đã được con người sử dụng hàng ngày. Mỗi thành ngữ có một ý nghĩa riêng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Với câu thành ngữ “ngựa quen đường cũ” cũng vậy. Ta thường nói câu này để chỉ những hiện tượng tiêu cực, những thói hư tật xấu không thể bỏ được dù đã được dạy bảo, khuyên răn nhưng vẫn lặp lại.


Hiểu thế nào về thành ngữ Ngựa quen đường cũ?

Ngựa: Là loại gia súc lớn rất được trọng dụng từ thời xa xưa. Bởi vì chúng vừa có sức khỏe bền bỉ, lại vừa có khứu giác nhạy bén và trí thông minh. “Ngựa” cũng thường ẩn dụ cho những người háo thắng cũng như có tài nghệ và địa vị trong xã hội lúc bấy giờ. 

Quen đường cũ: Ý chỉ khả năng ghi nhớ tốt của những chú ngựa. Chúng có thể ghi nhớ còn đường mình đi qua vài lần mà không cần chủ nhân điều khiển. Tuy nhiên, đây cũng là một đặc tính khó thay đổi và không chịu sự chi phối của chủ nhân. Do vậy, vế này thường ám chỉ những thói quen xấu khó thay đổi.

Như vậy, thành ngữ ngựa quen đường cũ được hiểu theo 2 nghĩa như sau:

Nghĩa đen: Ngựa là giống gia súc lớn, có bốn chân khỏe mạnh. Chúng có tính cách hung dữ, hoang dại nhưng bù lại chạy rất nhanh và khỏe. Trong quá khứ, ngựa là phương tiện di chuyển, cho sức kéo chủ yếu của con người. Đặc biệt, ngựa là loài có khứu giác rất tốt. Chúng chỉ cần đi một lần là có thể nhớ được con đường mà mình đã đi qua như thể đã quen thuộc lắm rồi. Đây là một đặc tính tự nhiên của loài sinh vật này.

Đặt câu với thành ngữ ngựa quen đường cũ

Nghĩa bóng: nhằm chỉ những thói quen lập đi lặp lại một cách vô thức, dựa vào kinh nghiệm và sự quen thuộc. Đó có thể là một thói xấu cũng có thể là một điều có ý nghĩa tốt đẹp trong nhiều trường hợp cụ thể. “Ngựa quen đường cũ” là câu thành ngữ chỉ sự lặp lại của một hành động vô thức theo bản năng. Đó là một thói quen dần được hình thành do hoạt động hằng ngày.


Đặt câu với thành ngữ Ngựa quen đường cũ

- Bạn dặn lòng mình rằng mình sẽ thay đổi, nhưng rồi ngựa vẫn quen đường cũ

Đặt câu với thành ngữ ngựa quen đường cũ

- Tưởng anh ấy sẽ làm lại cuộc đời sau ra tù nhưng vẫn ngựa quen đường cũ.

- Chị Mai hứa sẽ thay đổi trở thành người tốt nhưng chị ấy vẫn ngựa quen đường cũ.


Những thành ngữ cùng nghĩa với thành ngữ ngựa quen đường cũ

- Chứng nào tật nấy

- Hồ chết chẳng hết vằn

- Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

---------------------------------------

Bản chất nghĩa gốc của ngựa quen đường cũ là rất tốt. Tuy nhiên, con người đã nói chệch đi để chỉ những thói xấu không thể bỏ được, vẫn chứng nào tật đấy và lặp lại nhiều lần.

icon-date
Xuất bản : 26/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023

Tham khảo các bài học khác