logo

Viết cảm xúc về bài thơ Cây đa của nhà văn Trần Đăng Khoa

Tuổi thơ của mỗi người đẹp nhất có lẽ là những kỉ niệm gắn bó với quê hương, bên gốc đa già, cánh đồng lúa bát ngát. Cây đa cũng chính là đề tài trong tác phẩm của nhà thơ Trần Đăng Khoa với vẻ đẹp mộc mạc và ấm áp. Hãy cùng Toploigiai Viết cảm xúc về bài thơ Cây đa của nhà văn Trần Đăng Khoa nhé!


Dàn ý cảm xúc về bài thơ Cây đa của nhà văn Trần Đăng Khoa

* Mở bài

- Những hiểu biết về bài thơ Cây Đa và nhà văn, nhà thơ Trần Đăng Khoa.

- Dẫn vào vấn đề: Cảm xúc về bài thơ Cây đa

* Thân bài

- Đôi nét khát quát về bài thơ

- Khung cảnh làng quê yên bình, vạn vật hiện lên đầy màu sắc.

- Cây đa trong cuộc sống con người quê hương.

- Người dân lao động ở làng quê.

* Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

- Những suy nghĩ của em về tác phẩm cũng như tài năng của Trần Đăng Khoa

Viết cảm xúc về bài thơ Cây đa của nhà văn Trần Đăng Khoa

Bài văn cảm xúc về bài thơ Cây đa của nhà văn Trần Đăng Khoa

Cây đa chắc hẳn không còn xa lạ đối với tuổi thơ bao người bởi vẻ đẹp mộc mạc của nó. Đó cũng là đề tài của biết bao nhà văn, nhà thơ lấy cảm hứng trong những sáng tác của mình. Cây đa đã gắn liền với cuộc sống con người nơi quê hương yêu dấu, một phần trong đời sống của họ. Chính vì thế, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sáng tác bài thơ Cây đa để cho thấy vẻ đẹp mộc mạc và ý nghĩa ẩn sâu bên trong đó. Nhà thơ luôn gắn với vẻ đẹp quen thuộc của thôn quê cũng chính bởi lòng yêu quê hương đất nước sâu thẳm trong tim và gắn bó với cây đa, lũy tre làng đã trở thành những kí ức đẹp của nhà thơ với bao nhiêu con người quê hương.

Làng em có cây đa

Bên mương nước giữa đồng

Lá xanh dòng nước bạc

Biển lúa vàng mênh mông

Ở khổ thơ đầu tiên, có lẽ nhà thơ Trần Đăng Khoa đang giới thiệu và nói đến cây đa của ngôi làng thân yêu nơi ông sinh ra, ở đó có biết bao hình ảnh về cuộc sống thôn quê yên bình bên gốc đa thân thuộc. Bên cạnh có chiếc mương nước, cũng rất quen thuộc khi làm công việc đồng áng, cây đa dang cánh tay ôm trọn cánh đồng, những phiến lá xanh mơn mởn dưới dòng nước tươi mát đầy sức sống, tất cả hiện lên thật đẹp của khung cảnh thiên nhiên thôn quê, cánh đồng lúa chín vàng bát ngát mênh mông trải dài trên khoảng đất rộng lớn đó cũng chính là hình ảnh quen thuộc của quê hương đất nước.

Cây đa gọi gió đến

Cây đa vẫy chim về

Đa mỗi ngày một lớn

Và nuôi thêm nhiều ve

Cây đa gắn liền với quê hương bởi nét đẹp bình dị, sừng sững giữa cánh đồng bao la, với một bầu trời rộng lớn tràn ngập hương sắc, cây đa được ví là gọi gió đến, gọi chim về. Những cơn gió nhẹ qua làm cành lá cây đung đưa trong gió tạo khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, với sức sống và thân hình cao lớn, thu hút những đàn chim bay lượn trên bầu trời đậu xuống nghỉ ngơi, cây đa như người bạn quen thuộc với các sự vật xung quanh. Cây đa vẫn ở đó, mỗi ngày một lớn lên và gắn với với quê hương, đó còn là ngôi nhà để sinh vật trú ngụ, giản dị mà mộc mạc những ngày tháng êm trôi của cuộc sống thôn quê tạo cho con người có những cảm giác dễ chịu, dịu dàng mà ấm áp lạ thường. 

Dưới bóng đa, con trâu

Thong thả nhai hương lúa

Đủng đỉnh đàn bò về

Lông hồng như đốm lửa

Khổ thơ này, tác giả đã đi sâu hơn vào những hình ảnh bình dị mà quen thuộc hơn cả, những con trâu đang lấp ló dưới bóng mát của cây đa, như là người mẹ dang tay ôm lấy những đứa con, chú trâu đang thong thả gặm cỏ hay nhai hương lúa của mùa màng trên cánh đồng ngập màu vàng tươi, bên kia đâu đó, những đàn bò đang ra về, chúng ta thường thấy đàn bò lông vàng, nhưng ở đây tác giả dùng từ “lông hồng” là muốn nói đến bình yên nơi thôn quê mà chỉ ở đó mới có những hình ảnh mộc mạc mà thân thuộc đến vậy.

Trưa nắng lóe trên đầu

Các bác làm nghỉ mát

Vòm đa rì rào xanh

Ve kêu, muôn lá quạt...

Đến đây, tác giả như đã bày tỏ nỗi lòng của những con người lao động thôn quê khi được cây đa tỏa bóng mát. Cuộc sống của người nông dân quanh năm với công việc đồng lúa vất vả nai lưng trên cánh đồng tràn đầy hương sắc. Giữa buổi trưa nắng chói chang, các bác nông dân nghỉ mát dưới bóng cây đa, những vòm lá đung đưa trong gió nhẹ nhàng mát mẻ cho những người nông dân làm việc vất vả.

Có lẽ cây đa đã là người bạn quen thuộc của đồng quê Việt Nam, nơi gắn bó những kỉ niệm không thể quên của tuổi thơ mỗi người. Trần Đăng Khoa đã thành công khi khắc họa hình tượng cây đa đầy màu sắc, ấn tượng và chân thực nhất, đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn độc giả. Từ đó, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước tới các bạn trẻ và con người Việt Nam.

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu viết một bài văn viết cảm xúc về bài thơ Cây Đa của nhà văn Trần Đăng Khoa do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 04/12/2022 - Cập nhật : 15/07/2023

Tham khảo các bài học khác