logo

So sánh Tùy bút và Tản văn

Tùy bút và tản văn là hai thể loại văn học có nhiều nét tương đồng với nhau nên chúng ta thường nhầm lẫn. Để dễ dàng so sánh tản văn và tùy bút, Toploigiai đã sưu tầm về khái niệm và đặc điểm làm tiêu chí để phân biệt, mời bạn cùng theo dõi nhé!


Tùy bút là gì?

- Tùy bút được hiểu là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực.

- Về thể loại tùy bút, được coi là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình, là tùy theo hứng mà viết: Sự thực, việc thực chảy qua ngòi bút dạt dào cảm xúc của nhà văn nên thấm đẫm chất thơ.

So sánh tùy bút và tản văn

- Đặc điểm của tùy bút:

+ Về đề tài: Tùy bút có đề tài hết sức phong phú, đa dạng. Đề tài trong tùy bút có thể là tất cả các phương diện trong đời sống xã hội, từ văn hóa, lịch sử đến cái vấn đề nóng, vấn đề manh tính thế sự, đời tư

+ Về lời văn, giọng điệu: Đặc điểm trong lời văn, giọng điệu của thể loại tùy bút, bao giờ cũng mang lối văn uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo, bất ngờ của nhân vật trữ tình. Lời văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện.

+ Về kết cấu: Tùy bút không giống như các thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết khác khi chú trọng vào diễn biến, trình tự, cốt truyện mà chỉ chú tâm thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.


Tản văn là gì?

- Tản văn, hay còn gọi là tạp văn, tạp bút.. là một thể loại văn học đôi khi không có một nội dung nào cụ thể rõ ràng mà chỉ là những gì tác giả chợt thấy và viết ra, viết ngay những gì suy nghĩ trong lòng mà không cần phải đắn đo suy nghĩ tạo ra nội dung cho nó, mang tính bất chợt và phong phú đa dạng về chủ đề, không có giới hạn nào dành cho thể loại văn học này, không cần câu nệ chăm chút từ ngữ, biên soạn nội dung, có thể đơn giản chỉ là tường thuật một sự việc đang diễn ra mà tác giả cảm thấy hứng thú, có chút ấn tượng và muốn ghi lại, truyền tải lại nó dưới hình thức văn chương, hay đơn giản chỉ là miêu tả hình tượng nhân vật.

- Đặc điểm của tản văn:

+ Tản văn thường mang tính trữ tình cao: Bởi những bài tản văn đều là những cảm nhận của tác giả. Họ mượn lời của ngôn từ để giãi bày hết những tâm tư tình cảm. Vì thế tản văn thường giàu trữ tình và cái tôi của tác giả.

+ Tản văn có chút phóng túng và tự do: Sáng tác tản văn là đề tài khá rộng. Chúng bao hàm nhiều lĩnh vực từ lịch sử xã hội địa lý và đến nghệ thuật hay triết học…Tác giả đã vận dụng và đưa vào trong bài viết của mình một cách chân thực nhất và triết lý sâu sắc.

So sánh tùy bút và tản văn

+ Tản văn mang một kết cấu hết sức tự do: Chúng không giống như những thơ ca có “khai- thừa- chuyển- hợp” hay kịch có phân hồi. Tản văn không chú trọng vào đó có lúc gần lúc lại xa. Có khi là giao thoa giữa hiện thực và lịch sử hay tự nhiên và xã hội. Chính vì thế mà chúng mang đến cho người đọc những cảm xúc tản mạn và không lẫn lộn.


So sánh tùy bút và tản văn

Biểu hiện

Tản văn

Tùy bút

Khái niệm Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác nhau của kí, tuỳ bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí trong một số trường hợp nhằm bộc lộ quan điểm, lý tưởng, cảm xúc của một người hoặc một lớp người trong xã hội.
Chất trữ tình Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.
Cái tôi Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản.
Ngôn ngữ Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở cuộc sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình, thể hiện triết lý về cuộc sống.

------------------------------

Như vậy, thông qua bài viết chúng ta có thể dễ dàng phân biệt tản văn và tùy bút. Đây là 2 thể loại khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm giống nhau. Vì vậy, để hiểu được chi tiết cần tham khảo thêm các tác phẩm tản văn và tùy bút trong kho tàng văn học Việt Nam sẽ nắm chi tiết hơn về 2 thể loại văn học này.

icon-date
Xuất bản : 05/12/2022 - Cập nhật : 28/08/2023

Tham khảo các bài học khác