logo

Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà học sinh giỏi

Tác phẩm Người lái đò sông Đà là một tác phẩm nổi bật trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Tuân - nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà hay và chính xác nhất. 


1. Dàn ý phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà học sinh giỏi

Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tài, cả đời đi tìm cái đẹp với ngòi bút uyên bác, có thể nói ông yêu cái đẹp đến độ những tác phẩm của ông nói về cái đẹp mà cái đẹp đó đạt tới độ tuyệt mĩ.

- Tác phẩm: Người lái đò sông Đà - thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.

Thân bài

- Giới thiệu vào đề, khái quát về nội dung bài Người lái đò sông Đà

+ Vẻ đẹp khung cảnh con sông, hình ảnh hung bạo của sông Đà

+ Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà

- Những nét đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

+ Nguyễn Tuân khám phá ra sự vật và vẻ đẹp con sông Đà qua phương diện thẩm mĩ 

+ Ông nhìn con người lái đò qua phương diện tài hoa nghệ sĩ, tô đậm những nét phi thường của con người nơi đây.

+ Nét độc đáo trong việc miêu tả con sông Đà là vừa có khi vừa thể hiện mặt hung dữ, vừa gợi lên khía cạnh thơ mộng của đối tượng miêu tả, vừa lại như ném ra những chi tiết rất tự nhiên, không trau chuốt.

+ Ngôn ngữ trong cách viết của ông đa dạng, nhiều góc cạnh mang đậm nét riêng của ông.

=> Khái quát lại đặc sắc nghệ thuận của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp con sông Đà và con người nơi đây qua ngòi bút Nguyễn Tuân

- Nét độc đáo trong đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân không chỉ làm nên thành công của tác phẩm Người lái đò sông Đà nói chung mà còn tạo nên thành công trong hầu hết các tác phẩm văn học mà ông sáng tác.

Dàn ý phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà

2. Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà học sinh giỏi

So với nhiều các tác gia của nền văn học hiện đại thì Nguyễn Tuân được coi là một trong những nhà văn phong cách, tài hoa, uyên bác và bậc nhất của nền văn xuôi hiện đại. Khi nói đến phong cách cùng nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân thì tác giả luôn có xu hướng tô đậm những cái khác thường, phi thường để tạo ấn tượng và cảm giác mãnh liệt cho người đọc. Khi nhà văn Nguyễn Tuân viết về cái đẹp thì cái đẹp ấy đẹp đến mức độ tuyệt mĩ dường như không cái gì đẹp bằng, sự dữ dội được Nguyễn Tuân miêu tả đạt đến mức độ khủng khiếp gây giật mình cho người đọc hay ngay như tài năng của con người được ông miêu tả ở mức độ siêu phàm cái thế độc nhất vô nhị mà không phải nhân vật nào trong văn học cũng làm được. Trong tác phẩm người lái đò sông đà được ông khắc họa qua hình ảnh con sông Đà “ Mọi dòng sông chảy qua hướng đông duy có dòng sông Đà chảy qua hướng bắc”. Đây là một dòng sông lập dị độc đáo phi thường, ít có dòng sông nào được miêu tả ngỗ nghịch, ngỗ ngược khác lạ như dòng sông Đà. Nhà văn còn miêu tả con sông độc lạ qua sự đối lập ở sự hung bạo đối lập với trữ tình thơ mông của con sông Đà. Vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà được khắc họa qua sự hung bạo, dữ dội đến mức khác thường nhưng con sông Đà cũng đẹp dịu dàng, đẹp thơ mộng gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Cho thấy rằng hình tượng con sông Đà có thể khẳng định là một trong những đối tượng nghệ thuật độc đáo thể hiện qua bút pháp và phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Tuân mà không phải nhà văn nào cũng viết về sông Đà  và tô đậm sự độc đáo của con sông.

Nguyễn Tuân thường phản ánh con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ đó chính là người lái đò sông Đà, chỉ là một con người lái đò bình dị, bình thường trên 60-70 tuổi thôi, một con người không được miêu tả cụ thể bằng tên bằng tuổi nhưng ở ông lái đò ấy chúng ta thấy rõ ông rất thạo con đường đi trên sông nước, nắm chắc được binh pháp, thần sông, thần đá nơi đây, rồi ông lái đò đã vượt qua rất nhiều cửa tử trong bãi đá của sông Đà khi mà bãi đá ấy bầy binh bố trận vô cùng hiểm ác. Nhưng ông lái đò ấy cũng vượt qua những đoạn sông nguy hiểm, mặc dù bị thương nhưng vẫn chặt đôi con sóng, cưỡi con sóng như là cưỡi hổ phóng vun vút qua những lường tử để đi đến những lường sinh. Đó là công việc hằng ngày của người lái đò, nhưng công việc ấy gợi ra một vẻ đẹp của một người nghệ sĩ. 

Ở Nguyễn Tuân ông luôn kết hợp các yếu tố tài hoa uyên bác của bản thân. Về mặt ngôn từ thì Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ luôn luôn có sự sáng tạo, tinh tế và chính xác qua dáng điệu vẻ đẹp của con sông Đà “ con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tác trữ tình”, “áng”  gợi ra được dáng vẻ thướt tha của con sông đà đât là một chữ được nhà văn miêu tả rất tinh tế, người ta thường hay miêu tả áng gắn liền với những cái đẹp, khi miêu tả sông Đà nó gợi ra được vẻ đẹp ấn tượng của con sông Đà đẹp tuyệt mỹ mà thiên nhiên tạo hóa đã ban tặng cho con người. Hay khi miêu tả ông lái đò cố nén vết thương thì nhà văn miêu tả “ méo bệch”, khuôn mặt của ông lão biến dạng nhợt nhạt gợi ra được ông lái đò với một nghị lược mạnh mẽ với sự hung ác của dòng sông. Từ láy “ặc ặc” để miêu tả cái hút nước trên sông Đà đó là những hút nước xoáy dường như  dòng nước bị hút xuống thì nó sủi lên như là bị rót dầu sôi xuống, chúng ta có cảm giác như một tiếng kêu đó là âm thanh của con quái vật bị bóp cổ quằn qoại trong dòng nước. Một vài từ ngữ hình ảnh ấy cự gợi ra nhưng ngôn từ sống động mà nổi hình nổi khố, nổi màu, nổi sắc, nổi âm thanh khiến cho con sông Đà hiện lên vô cùng độc đáo, vô cùng khác lạ và ấn tượng.

Con sông Đà được miêu tả qua hình ảnh, âm thanh được gợi lên từ việc càm nhận của tác giả. Tiếng thác nước nghe như oán trách,.. nghe như van xin, rồi như khiêu khích giọng gằn và chế nhạo,.. “Tiếng thác nước ấy như tiếng của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng tre nứa nổ lửa phá tan…” Việc tác giả so sánh tiếng thác nước với lửa thể hiện sự ngông cuồng của Nguyễn Tuân, tiếng thác nước ấy được ví như một ngàn con trâu đang bị đốt cháy giữa một rừng cây nó rống lên ầm ĩ. Con sông Đà “tuôn dài tuôn dài” không cần dấu phẩy ở giữa hai chữ tuôn dài nó có một tác dụng ý nghĩa dường như con sông này mênh man hơn, dài rộng hơn mềm mại hơn, dòng sông ấy như một dòng chảy vĩnh hằng trong độ dài của không gian của thời gian lịch sử chảy qua quá khứ, hiện tại và mãi đến sau này. 

Tài hoa là độc đáo là khác thường thì uyên bác là những tri thức những vốn sống khác thường. Sự uyên bác được thể hiện qua lao động công phu nghiêm túc của người nghệ sĩ. Nhà văn Nam Cao đã nói :” Sự cẩu thả trong bất cứ mọi nghề là bất lương và sự cẩu thả trong văn chương thì thực sự là đê tiện”. Việc lao động công phu của người nghệ sĩ trong tác phẩm được thể hiện trong những lần Nguyễn Tuân đi thực tế, Nguyễn Tuân đã đi thực tế trên sông Đà bằng tàu bay, bằng việc đi đường rừng. Nguyễn Tuân đến với sông Đà không chỉ vào mùa xuân mà ông còn đến với sông Đà vào cả mùa thu. Tất cả, Nguyễn Tuân cũng đến với sông Đà bằng sự lao động đến với sông Đà nghiên cứu về sông Đà một cách vô cùng nghiêm túc. Nhà văn sử dụng tri thức của nhiều ngành nghề được ông đưa vào tác phẩm của mình, ông sử dụng những kiến thức về địa lý, lịch sử, điện ảnh, văn học, hội họa. Chúng ta có thể thấy về góc độ địa lý ông nói rõ cho chúng ta thấy là con sông Đà nguồn gốc từ đâu, bao nhiêu cây số, đến đoạn nào nhập quốc tịch Việt Nam. Còn về lịch sử ông kể cho chúng ta thấy con sông Đà đã có bao nhiêu lần đổi tên qua các triều đại rồi con sông Đà đã chứng kiến những chiến công trong những thời kỳ lịch sử hay ở góc độ hội họa chúng ta thấy con sông Đà được miêu tả về màu nước, từng mảng màu giống như mảng màu của người nghệ sĩ khi phác họa bức tranh. Vậy chúng ta thấy đó chính là vẻ đẹp. những tri thức ngôn ngữ của nhiều ngành nghề được Nguyễn Tuân đã đưa vào trong các tác phẩm của mình. Và đặc biệt, ông có sử dụng những tri thức về điện ảnh để miêu tả cái hút nước với cảm giác chết người thì người nghệ sĩ đã có ý định muốn tạo cảm giác ấy khi ngồi chiếc thuyền thúng thả mình trôi xuống cái xoáy nước để rồi cái thuyền quay tít, cái máy quay phim quay theo và cái ống kính nó lia ngược lên để hình dung độ cao của mực nước. Hay ngoài những chất điện ảnh thì những chất về quân sự, võ thuật, thể thao cũng được Nguyễn Tuân đưa vào “ binh pháp, luồng sinh luồng tử, đánh quật, đòn âm, đòn tỉa,..” Đó  chính là sự uyên bác, công phu của Nguyễn Tuân khi ông sử dụng tri thức, trí tuệ đưa vào tác phẩm văn học của mình. 

Đọc tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật vô cùng tài hoa, độc đáo của ông. Chúng ta thấy ông là người vừa có tài, vừa có tâm rất trong sáng, cái tài ấy làm nên một phong cách độc đáo mà không phải nhà thơ nhà văn nào cũng viết được. Không chỉ là những lâu đài chữ nghĩa mà ẩn sâu trong từng hình ảnh, từng câu chữ ấy, nó còn thể hiện một bể thấm của tâm hồn đó là tình yêu với quê hương, tình yêu với xứ sở, tình yêu với sông nước, tình yêu với con người và chính điều đó đã giúp Nguyễn Tuân viết lên một tác phẩm vô cùng độc đáo, bậc nhất với văn học Việt Nam.

>>> Tham khảo: Phân tích đoạn thơ trích trong bài thơ Việt Bắc

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò Sông Đà học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 19/10/2022 - Cập nhật : 20/10/2022