logo

Đặt câu với thành ngữ "Trứng khôn hơn vịt"

Thành ngữ "Trứng khôn hơn vịt" phê phán những người tự cao tự đại, ngu dốt, thiếu kinh nghiệm luôn tỏ ra là mình thông minh, ” khôn” hơn những người có kinh nghiệm, từng trải trong cuộc sống.  Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về thành ngữ này nhé!


"Trứng khôn hơn vịt" nghĩa là gì?

- Phân tích câu trứng khôn hơn vịt theo nghĩa đen: Trứng là phần mà vịt đẻ ra khi đến tuổi đẻ trứng. Từ quả trứng vịt qua quá trình ấp lại biến thành vịt con rồi trưởng thành lại sinh ra trứng. Ngay cả khoa học hiện đại cũng không ai giải thích được trứng có trước hay vịt có trước, có người cho rằng trứng có trước, có người lại ngược lại. Vì thế mà không biết ai đúng ai sai.

- Theo nghĩa bóng: Trứng là đại diện cho những người non nớt, suy nghĩ còn chưa chính chắn, nông nổi, kiêu ngạo. Còn vịt ở đây là những người từng trải, đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày.

Ý nghĩa cả câu này là phê phán những người tự cao tự đại, ngu dốt, thiếu kinh nghiệm luôn tỏ ra là mình thông minh, ” khôn” hơn những người có kinh nghiệm, từng trải trong cuộc sống. Như vậy có phải là hóa ra một trò cười hay không? Kiến thức trên đời mênh mông và vô tận như những đại dương rộng lớn và chúng ta chỉ là giọt nước ở trong đó. Những người “Gừng càng già càng cay”, họ có đời sống nhiều trải nghiệm, đi qua bao nhiêu thăng trầm ở trên đời nên hiểu được nhiều đạo lý là điều rất hiển nhiên.

>>> Đặt câu với thành ngữ "Phú quý sinh lễ nghĩa"


"Trứng khôn hơn vịt" thường nói trong hoàn cảnh nào?

Câu tục ngữ này xuất hiện nhiều trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể nghe nó ở khắp mọi nơi miễn hai nhân vật đang nói đến là hai người có sự chênh lệch về độ tuổi. Những người thường nói câu ngày đa phần là người có tuổi hoặc bề trên. Có thể đó là những người trong gia đình như bố mẹ, ông bà, chú bác hay là những người xa lạ lớn tuổi như bác cán bộ già, những chú bảo vệ trong cơ quan...

đặt câu với thành ngữ trứng khôn hơn vịt

Đặt câu với thành ngữ trứng khôn hơn vịt

1. Mẹ lúc nào cũng nói tớ trứng khôn hơn vịt.

2. Cháu hãy nghe theo lời ông đi, ông đã từng làm rồi, trứng còn đòi khôn hơn vịt à.

3. Cũng may là thằng Nam không nghe theo sự định hướng của mẹ, đúng là trứng khôn hơn vịt.

Khi đưa ra quan điểm "trứng mà đòi khôn hơn vịt" thì bên "vịt" tự mặc định mình là tác nhân để sinh ra "trứng". "Trứng" đó do mình tạo ra thì làm sao có thể hơn mình được. Đó là quan điểm đã quá lỗi thời khi mà cuộc sống năng động như hiện nay.

4. Con nghe lời khuyên đi, trứng mà đòi khôn hơn vịt.

5. Đừng có suốt ngày trứng khôn hơn vịt như thế!

6. Anh ấy cãi lí với mẹ đúng là trứng khôn hơn vịt.

7. Trứng khôn hơn vịt là câu thành ngữ nổi tiếng.

8. Tôi không nên tỏ ra trứng khôn hơn vịt như thế.

9. Mẹ bảo tôi trứng khôn hơn vịt.

10. Nhiều lúc tôi có tính lanh tranh giống kiểu trứng khôn hơn vịt.


"Trứng khôn hơn vịt" có đúng không?

Khi một người mới vào nghề mà được một một nhân viên kỳ cựu trao đổi kinh nghiệm, thì đó quả là một sự dìu dắt quý báu. Những lời góp ý từ họ là kinh nghiệm của những “con vịt” đã trải qua thời kỳ “ấp trứng”. Có thể lời lẽ của họ có chỗ không phù hợp với ý nghĩ của một số người trẻ; nhưng chúng ta không thể phủ nhận kinh nghiệm của họ là thứ của những người đã thành công.

Người sống lâu hơn không chắc có cái nhìn thấu đáo hơn người sống ít tuổi trên một số khía cạnh. Ăn sâu vào tiềm thức của các thế hệ người Việt bao đời nay là tư duy văn minh lúa nước. Với cuộc sống làm nông trồng lúa, ai có được nhiều kiến thức về nông nghiệp, thiên văn có thể dự đoán trước những thay đổi của thời tiết thì người đó được coi trọng.

Lẽ dĩ nhiên người nào sống càng lâu thì càng nhiều kinh nghiệm. Tư duy "lão làng" đã ngấm sâu vào tất cả các lĩnh vực xã hội tới khoa học nghệ thuật. Đến mức nhiều "lão làng" đã ngộ nhận những suy nghĩ, những hành động của mình là chuẩn mực cho thế hệ sau. Họ thấy rất khó chịu khi nghe những người trẻ đưa ra quan điểm, tư tưởng mới. 

Đặt câu với thành ngữ "Trứng khôn hơn vịt"

Có nhiều người cho rằng câu nói “trứng khôn hơn vịt” đã làm những người trẻ mất đi sự tự tin vào bản thân.

Họ muốn tự mình trải nghiệm cuộc sống nhưng bị cha mẹ, người thân ngăn cản. Hai thế hệ với hai luồng tư tưởng trái ngược dễ dẫn tới những cuộc tranh luận và thường sẽ không có hồi kết cho đến khi người trẻ thực sự thành công hoặc thực sự thất bại.

Nếu chúng ta cho rằng những ý kiến trái chiều là mâu thuẫn giữa các thế hệ, hoặc mâu thuẫn giai cấp tầng lớp xã hội thì nó thực sự sẽ trở thành mâu thuẫn khó hoà giải. Tại sao chúng ta không coi đó là một sự góp ý chân thành thay vì nghĩ đó là sự áp đặt? Khi nhân sinh quan thay đổi theo chiều hướng tích cực thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ đổi sang những gam màu tươi sáng.

Cho dù bản thân chúng ta có thật sự tài giỏi thì “núi cao còn có núi cao hơn”. Những người khiêm tốn, có khả năng lắng nghe và học hỏi thì họ nhất định sẽ gặt hái được thành công trong tương lai.

------------------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn trả lời câu hỏi Đặt câu với thành ngữ "Trứng khôn hơn vịt". Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 15/09/2023