logo

Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà học sinh giỏi

Văn học Việt Nam phong phú và đa dạng về đề tài, nhắc đến Nguyễn Tuân ta không khỏi choáng ngợp bởi con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của ông. Trong bài viết này Toploigiai sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà học sinh giỏi hay và chính xác nhất. 


1. Dàn ý phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà học sinh giỏi

a, Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân - Người lái đò sông Đà, ông là người yêu chủ nghĩa xê dịch, thích đi ngao du thiên hạ, tìm kiếm những cái mới mẻ, suốt đời đi tìm cái đẹp với ngòi bút uyên bác sáng tạo.

- Tác phẩm: Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm để đời mang phong cách và tài nghệ của ông trong cuộc đời sáng tác của mình.

- Dẫn vào đề, nêu mục đích phân tích: Trong bài, có hai hình ảnh quan trọng đó là hình ảnh con sông Đà trữ tình và con sông Đà hung bạo, nổi bật hơn cả là hình ảnh hung bạo của con sông với nhiều đặc sắc, màu sắc khác nhau.

 b, Thân bài

- Đưa ra những ý tổng quát về con sông Đà, những đặc điểm chung, tính cách con sông Đà và câu chuyện nơi đây

- Dẫn vào hình ảnh sông Đà hung bạo: 

+ Hướng sông: mọi dòng sông đều chảy qua hướng đông duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.

+ Những hòn đá dựng vách thành: “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” .

+ Mặt ghềnh hát Loóng: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghẻ suốt năm, như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được đi ngang qua đấy”

+ Quãng Tà Mường Vát: Sự hung bạo của dòng sông Đà được thể hiện ở Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước chết người “ nước ở đây thì thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. 

+ Những cái hút nước, thác nước: Nhắc tới hút nước nó có hình dạng giống cái bê tông được thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu và cứ xoay tít xoay tít, trên mặt đang lừ lừ những cánh quạ đàn. 

+ Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần, thạch trận đá trên sông.

=> Khẳng định hình ảnh con sông Đà hung bạo, thách thức không chỉ người lái đò trên sông Đà mà con là hiện tượng thiên nhiên con người đang phải gánh chịu.

c, Kết bài

- Nhắc lại nội dung phân tích và khẳng định đề

- Khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân khi xây dựng thành công tác phẩm Người lái đò sông Đà, ngòi bút tinh tế, sử dụng câu chữ uyên bác đạt được đến trình độ tuyệt mĩ.

- Qua hình ảnh hung bạo của sông Đà cũng là muốn nói đến vẻ đẹp và ý chí con người nơi đây, kiên cường, dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu vẫn cố gắng vượt qua - bản chất của con người Việt Nam tự cường.

Dàn ý phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà

2. Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà học sinh giỏi

Thiên nhiên giúp làm nền để tôn vinh vẻ đẹp của con người và đây là cuộc hành trình mà nhà văn Nguyễn Tuân đã đi tìm kiếm chất vàng trong thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng mười trong con người. Và quả thực là như vậy: 

“ Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”

Thiên nhiên và con người nơi đây thực sự đã hóa tâm hồn trong những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân. Và hình tượng đầu tiên là hình ảnh dòng sông Đà mang hai vẻ đẹp đó là hung bạo và trữ tình. Vẻ đẹp hung bạo được thể hiện qua đá bờ sông, mặt ghềnh Hát Lóng, Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước, thác nước với những thạch thủy trận. Nhìn từ trên cao để phát hiện ra hình dáng của con sông Đà, đi thuyền trên sông Đà để ngắm cảnh trên sông và đi từ trong rừng ra để nhìn thấy vẻ đẹp gợi cảm, trữ tình của con sông này. Rõ ràng đây là hai vẻ đẹp luôn song song với nhau. 

Trước tiên, hình ảnh con sông Đà hung bạo khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lấy tên gọi là Ly Tiên. Khi đi qua vùng núi Ác đến nửa đường xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi đến ngã ba trung hòa thì đến ngã ba Trung Hà chan hòa vào dòng sông Hồng. Đặc điểm riêng của con sông này đã được thể hiện qua lời đề từ của tác giả Nguyễn Quang Bích “ 

“ Chúng thủy giai đông tẩu

  Đà giang độc bắc lưu”

Có nghĩa là mọi dòng sông đều chảy qua hướng đông duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Điều đó cho chúng ta thấy rằng con sông này đã mang trong mình một vẻ đẹp rất độc đáo. 

Chúng ta cùng đi qua quãng sông đầu tiên của sông Đà, đó là quang sông mà đá dựng vách thành. Trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân tác giả đã đưa ra chi tiết rất cụ thể là “ mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc Ngọ mới thấy mặt trời”, độ hẹp của dòng sông “ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” và đã chứng minh nó hẹp đến mức có những quãng con nai, con hổ nhảy vọt từ bên này sang bờ bên kia, và đứng ném nhẹ hòn đá từ bờ bên này sang bờ bên kia. Đây là hình ảnh của những quãng đá vô cùng nguy hiểm, nếu những con thuyền không đi qua được quãng này chắc chắn sẽ bị kẹp ở đây. Và cảm giác khi đi qua dòng sông này thấy lạnh và sợ, Nguyễn Tuân đã viết rằng : “ mùa hè đi qua đây cũng cảm thấy lạnh” và hình ảnh so sánh cực kỳ độc đáo giống như cảm giác đứng ban công của một ngôi nhà nhìn lên tòa nhà cao vừa tắt phụt điện. Từ những dẫn chứng Nguyễn Tuân nêu ra, ta hình dung được độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông, đồng thời vừa cảm nhận được cái lạnh lẽo, âm u nơi đây. Và đặc biệt biện pháp so sánh để diễn tả độ nhỏ, hẹp của lòng sông Đà với những quang sông gập ghềnh như vậy. Cuối cùng so sánh cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với một khoảnh khắc của đời sống hiện đại giữa chốn thị thành. Chính điều đó cho ta thấy được sự hùng vĩ hung bạo, trước tiên được thể hiện ở cảnh đá bờ sông “ dựng vách thành, mặt sông lúc ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời, vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu” . Có những hình ảnh  so sánh đứng đầu bên này chỉ cần ném nhẹ tay hòn đá đã sang đầu bên kia, có những quãng con nai con hổ nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia, chứng tỏ bờ sông rất hẹp. Có những cảm giác tạo ra khi đi qua quãng có đá bờ sông dựng vách thành ấy chính là mùa hè cũng cảm thấy lạnh, giống như mình đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. 

“ Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghẻ suốt năm, như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được đi ngang qua đấy”. Kết hợp thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc được hỗ trợ bởi các thanh trắc liên tiếp bởi nước, bởi đá đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của gió, sóng và đá khiến như cả ghềnh thác trào sôi lên và cuộn chảy cực kỳ dữ dằn. Nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp nhân hóa, liên tưởng mặt ghềnh ấy lúc nào cũng đòi nợ xuýt, đòi nợ một cách vô lý, ngang ngược của dòng sông Đà, giống như đòi nợ giang hồ dữ tợn, cứ con thuyền nào đi qua là sinh chuyện. Đây là một cách diễn tả rất hay của Nguyễn Tuân. Sự hung bạo của dòng sông Đà được thể hiện ở Quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước chết người “ nước ở đây thì thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”. Nhắc tới hút nước nó có hình dạng giống cái bê tông được thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu và cứ xoay tít xoay tít, trên mặt đang lừ lừ những cánh quạ đàn. Âm thanh ở đây, nước thở và kêu như cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, và sự dữ tơn của cái hút nước này được thể hiện khi không có một con thuyền nào dám men gần nó. Nó giống hình ảnh so sánh được Nguyễn Tuân đưa vào đó là hình ảnh con thuyền đi qua quãng hút nước giống như ô tô sang số cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra bên ngoài bờ vực. Để cho người đọc có thể hiểu hơn về sự dữ tợn của cái hút nước nhà văn muốn truyền cho người đọc cảm giác sợ “ anh bạn quay phim táo tợn muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền, cả mình, cho cả máy xoay xuống đáy cái hút sông Đà, và từ đáy nhìn lên thu được một cột nước cao đến vài sải. Khán giả xem phim ký sự đang lấy gân giữ chặt ghế như ghì lấy mép của một chiếc lá rừng được vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cây gậy đánh phèn. Thuyền đi ngang qua bị cái hút nước lôi tuột xuống, trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới,..

Các cụm từ thở, kêu sặc, ặc ặc, rót dầu, đã nói lên cường lực sức mạnh ghê gớm trên mặt của những cái hút nước. Vận dụng vốn kiến thức giao thông liên tưởng ô tô, vực,.. rồi hình dung số phận con thuyền không may rơi vào những hút nước bằng những động từ mạnh, nhanh đã tô đậm mức độ hút nước qua hàng loạt biện pháp so sánh, liên tưởng độc đáo. Có thể thừa nhận trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân sử dụng các hình ảnh liên tưởng, so sánh cực kỳ độc đáo.

>>> Tham khảo: Phân tích hình tượng Sông Đà hung bạo và trữ tình

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu cách Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà học sinh giỏi. Hi vọng đây là những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt. 

icon-date
Xuất bản : 19/10/2022 - Cập nhật : 20/10/2022