logo

Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8

Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Và câu đối Tết đã được đưa vào nhiều bài thơ khác nhau trong đó có bài Ông Đồ. Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý Phân tích bài thơ ông Đồ ngắn nhất để các bạn tham khảo.


Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8 - Mẫu số 1

Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

- Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Và theo thời gian, nét đẹp văn hóa kia dần mai một để chính tác giả phải tiếc nuối  và sáng tác nên bài thơ “Ông Đồ” để bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Thể thơ: Qua hình ảnh ông Đồ viết câu đối tết, tác giả muốn bày tỏ một lòng tiếc thương sâu sắc với một lớp người tài tình sinh bất phùng nay đã gần đất xa trời và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.

- Bố cục: 3 phần

2. Nội dung

a) Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945

- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.

- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.

- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.

- Bài thơ vẻn vẹn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.

b) Ông đồ thời còn khách

- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở - lúc xuân về - Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phố" để viết câu đối thuê:

“Mỗi năm hoa đào nở

Bên phố đông người qua”

- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.

- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn t thích đôi câu đối đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phát huy hoàng còn sót lại:

“Bao nhiêu người thuê viết

Như phượng múa rồng bay”

- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đèn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.

c) Ông đồ trong nỗi cô đơn vắng khách

- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần...

“Nhưng mỗi năm nỗi vắng

Người thuê viết này đâu?”

- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa - Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.

- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắn và “mực đọng trong nghiên sầu” c làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.

- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.

- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nào khó tả.

d) Ông đồ không còn nữa

- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.

- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.

- Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa

- Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu?

- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề

- Việt Nam có rất nhiều phong tục, văn hóa tốt đẹp. Nhưng cùng với quá trình hòa nhập, nhiều nét đẹp nay đã dần bị quên lãng. Bài thơ Ông Đồ đã diễn tả thành thông nỗi tiếc nuối khi các nét đẹp bị bỏ quên. Đồng thời, đây là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải cố gắng gìn giữ những nét đẹp của dân tộc để Việt Nam vừa trở thành một đất nước văn hiến, vừa là một nước hiện đại.


Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8 - Mẫu số 2

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới giai đoạn đầu.

- Khái quát hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là hình ảnh trung tâm của bài thơ, tuy nhiên, hình ảnh này có sự thay đổi lớn qua 2 giai đoạn: thời kì đắc ý và thời kì suy tàn.

II. Thân bài:

Luận điểm 1: Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý

- Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa đào nở”:

   + Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, năm mới bắt đầu.

   + Cặp từ “mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh.

   + Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

- Ông đồ thời này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.

⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam. Cả người thuê viết và người cho chữ đều đã và đang giữ gìn, phát huy nét truyền thống thanh cao, tao nhã và đầy văn minh ấy.

Luận điểm 2: Hình ảnh ông đồ thời kì suy tàn

- Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:

   + Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng phai nhạt và biến mất.

   + Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.

- Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập:

   + Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá” – “rơi trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều mang một nỗi buồn chung: nỗi buồn bị lãng quên.

   + Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lãnh lẽo.

   + Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như tất cả đang nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu thảm muôn thuở.

   + Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa xã hội tượng trưng cho sự mai một của một nét văn hóa truyền thống, sâu hơn đó là sự xuống dốc của văn hóa xã hội, của lòng người đối với những giá trị truyền thống của dân tộc.

Luận điểm 3: Mở rộng vấn đề

- Sự đối lập của hình ảnh ông đồ trong 2 khoảng thời gian khác nhau đã làm nổi bật lên tình cảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ. Ông bị xã hội bỏ rơi ngay trước mắt, vẫn nhưng “hoa tay”, “nét vẽ” ấy, vẫn ông đồ già ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng lòng người đã đổi thay.

- Qua đó, ta thấy được tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc. Đó chính là cảm hứng nhân đọa và niềm hoài cổ đặc trưng trong thơ của Vũ Đình Liên.

III. Kết bài:

- Khái quát lại hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên.

- Liên hệ và đánh giá: Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hỗi và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.


Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8 - Mẫu số 3

1. Mở bài

- Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

- Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

- Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

2. Thân bài

a) Hình ảnh ông đồ trong bài thơ

* Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sông thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đôi hoặc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột, vừa để trang hoàng nhà cửa ngày Tết vừa để gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Khi đó, ông đồ được thiên hạ tìm đến và ông có dịp trổ tài, đồng thời có được ít tiền tiêu Tết.

- Ồng đồ vào thời chữ nho còn được đề cao

- Mỗi khi Tết đến, hoa đào nở, ông đồ lại bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối đỏ cho mọi người.

- Hình anh ông đồ trở thành thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Ông góp mặt vào cái đông vui, nhộn nhịp cua phô’ phường.

- Người người tìm đến để thuê ông viết chữ, viết câu đối nên ông rất “đắt hàng“ “Bao nhiêu người thuê viết”.

- Người người tìm đến còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Họ tấm tắc ngợi khen tài họa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.

=> Như vậy, vào thời chữ Nho còn được đề cao, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.

- Ông đồ vào thời chữ nho đã suy tàn

- Cảnh tượng lúc này vắng vẻ đôn thô lương:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

- Nỗi buồn lan sang cả vật vô tri vô giác:

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu.

- Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả diễn tả rất thành công nỗi buồn thấm đẫm trong lòng ông đồ…

- Nỗi buồn thấm cả vào đất trời, cây cỏ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông:

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

- Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dùng để viết câu đối của ông đồ. Điều đó, chứng tỏ chẳng có ai đến nhờ ông đồ viết chữ, viết câu đổi như xưa. Cộng vào đó là hình ảnh “mưa bụi bay” càng làm cho cảnh thêm buồn, lòng người thêm buồn…

- Vào thời chữ nho đã suy tàn, ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phô” vẫn đông người qua, nhưng không ai biêt đên sự có mặt của ông! Ông vẫn cô” bám lấy sự sông, vẫn muôn có mặt với cuộc đời, nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông! ông ngồi đấy bên phô’ đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đỏ hoàn toàn.

b) Niềm cảm thương chân thành của tác giả

+ Tác giả thương cảm trước cảnh ông đồ lạc lõng, lẻ loi giữa phô” xá đông người qua lại. Đó cũng chính là sự thương cảm của tác giả dành cho một lớp người (những nhà nho) thời Hán học suy tàn. Họ vốn là trung tâm của đời sông văn hóa dân tộc, được xã hội tôn vinh bỗng trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị cuộc đời bỏ quên và cuối cùng là vắng bóng.

+ Tác giả tiếc nhớ cảnh cũ người xưa. Đó là cảnh phô” xá đông người qua lại. Bên hè phô’ những ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ đế viết chữ, viết câu đôi cho mọi người. Trong bài thơ, tác giả thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của ông đồ, con người của một thời đã qua. Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của tác giả trước việc vắng bóng “ông đồ xưa”. Từ sự vắng bóng ông đồ khi Tết đến, nhà thơ bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người “muôn năm cũ” không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi không có trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuôi không dứt.

+ Trong bài thơ này, cái xưa cũ không còn nữa mà nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc đó đã từng gắn bó thân thiết, dường như không thể thiêu đối với đời sông Việt Nam hàng trăm năm, lại mang vẻ đẹp văn hóa và gắn với những giá trị tinh thần truyền thông, thì niềm hoài cổ đó có một ý nghĩa nhân văn và thể hiện một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

3. Kết bài

- Với lôi kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu là: Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già và kết thúc là: Năm nay đào lại nở; Không thấy ông đồ xưa), nhà thơ đã làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh.

- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị và hàm súc. Nhờ vậy, mà nội dung bài thơ đã lắng đọng trong tâm hồn độc giả.

- Một lần nữa ta có thể khẳng định: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.


Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8 - Mẫu số 4

I. Mở bài.

– Vũ Đình Liên là thi sĩ của trào lưu thơ mới giai đoạn 1930 – 1945.

– Nội dung bài thơ Ông đồ kể về một ông đồ già viết thuê chữ Hán bên lề đường mỗi độ tết đến, xuân về. Dần dần, cả ông đồ và những nét chữ đẹp đẽ, bay bướm của ông bị chìm vào sự lãng quên của người đời, để lại niềm nuối tiếc, thương cảm không nguôi trong lòng nhà thơ.

II. Thân bài.

1. Hình ảnh ông đồ già trong những năm đắt khách.

– Hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ.

+ Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào nở báo hiệu mùa xuân sang: Mỗi năm….lại thấy… có nghĩa là điều đó đã thành quy luật.

+ Ông đồ già làm công việc viết thuê:

  Bày mực tàu giấy đỏ

                    Bên phố đông người qua.

Có sự tương phản giữa giá trị của chữ nghĩa thánh hiền ( vốn chỉ ở nơi trang trọng, tôn nghiêm) với chốn phố phường bụi bặm, tầm thường. Câu thơ hàm ý đạo nho đã đến lúc suy tàn, ông đồ già giờ đây phải bán chữ để kiếm sống qua ngày.

– Nhiều người còn biết quý trọng chữ Hán thuê ông đồ viết và tấm tắc khen chữ ông đẹp như phượng múa rồng bay. Ông đồ vui vì còn được  trân trọng và an ủi.

2. Hình ảnh ông đồ già trong những năm vắng khách.

– Buổi giao thời, tâm lí nhiều người hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ, trong đó có đạo nho. Số khách thuê viết chữ Hán mỗi năm mỗi vắng. niềm vui của ông đò già lụi tắt dần và cách kiếm sống của ông càng ngày càng khó. Thủ pháp ngghệ thuật nhân hoá

Giấy đỏ buồn không thắm

 Mực đọng trong nghiên sầu

đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc, thấm thía của ông đồ già và nâng hai câu thơ lên mức tuyệt bút, làm rung động hồn người.

– Hình ảnh ông đồ già tội nghiệp ngồi bó ngồi lặng im giữa trời mưa bụi bay, trước mặt là lá vàng rơi trên giấy có khả năng gợi sự liên tưởng rất lớn. Ông đồ già chỉ còn là chững tích của một thời tàn, hoàn toàn bị lãng quên giữa dòng đời xuôi ngược.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

3. Hình ảnh ông đồ trong sự hoài niệm, nuối tiếc của nhà thơ.

– Quy luật thiên nhiên vẫn lặp lại đều đặn: Năm nay đào lại nở.

– Quy luật xuất hiện của ông đồ không còn nữa: Không thấy ông đồ xưa.

– Có thể ông đồ đã thành người muôn năm cũ, giống như cả thế hệ nho học của ông đã thực sự bị đẩy lùi vào quá khứ. Nhà thơ thương xót,  ngậm ngùi và luyến tiếc vẻ đẹp một thời của họ.

III. Kết bài.

– Bài thơ Ông đồ ngắn gọn, hàm súc, đặt ra cho người đọc nhiều vấn đề cầm suy ngẫm về nhân tình thế thái.

– Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị, tinh tế, cổ điển.

– Hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, lối nhân hoá, tượng trương sắc sảo tạo cho bài thơ một vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo.

– Bài thơ khẳng định tên tuổi của Vũ Đình Liên trên thi đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX.

---/---

Trên đây là Dàn ý phân tích bài Ông đồ ngắn nhất lớp 8 do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 22/03/2021 - Cập nhật : 22/03/2021