logo

Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ

Mời các em tham khảo Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Ông đồ, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!


Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ - Mẫu số 1

Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ (ngắn gọn, hay nhất)

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và khổ thơ 1,2.

Lưu ý: học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1

- Khung cảnh: mùa xuân về, hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố tấp nập.

- “Mỗi, lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại, luân phiên như một lẽ thường tình của cuộc sống.

→ Một nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta được lưu giữ và trân trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Trước sự nhộn nhịp của không gian ngày tết, hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng không thể thiếu.

→ Tầm quan trọng của nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa của con người mỗi dịp tết đến xuân về.

b. Khổ thơ 2

- “Bao nhiêu người thuê viết”: thể hiện sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ.

- Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ, tấm tắc khen ngợi và kính trọng. Khung cảnh cho chữ hiện lên trước mắt bạn đọc vô cùng nhộn nhịp, tấp nập, hào hứng và vui vẻ.

- Nét chữ của ông đồ được người đời tấm tắc khen ngợi “như phương múa rồng bay” thể hiện niềm tin yêu, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt đẹp.

→ Khổ thơ lột tả sự ngưỡng mộ, bái phục của con người trước tài năng viết chữ của ông đồ đồng thời thể hiện niềm hi vọng của con người về một năm mới tốt lành.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ đồng thời rút ra bài học và liên hệ thực tiễn.


Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ - Mẫu số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Vũ Đình Liên và tác phẩm Ông đồ

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Nho học còn được trọng vọng.

2. Thân bài:

- Hình ảnh ông đồ xuất hiện gắn liền với hình ảnh hoa đào báo hiệu mùa xuân về.

+ Ông đồ và hoa đào là hình ảnh gắn liền với nhau, báo hiệu cho năm mới

+ Cặp từ "Mỗi năm ... lại": sự quen thuộc, lặp đi lặp lại như thói quen thường niên, đối với ông đồ và với mọi người.

+ Hình ảnh ông đồ cùng giấy đỏ, mực tàu: hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào tâm trí con người mỗi khi tết đến xuân về.

=> Hình ảnh đẹp đẽ nhất, bình dị, trầm lặng giữa cái xô bồ của phố xá thời điểm giao mùa.

=> Hình ảnh ông đồ in sâu vào tiềm thức con người Việt Nam.

- Hình ảnh ông đồ thời kì này là trung tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người:

+ Chỉ yên lặng ngồi bên phố, thế nhưng, ông đồ lại thu hút sự chú ý của tất cả mọi người

+ "Bao nhiêu người thuê viết": Ai cũng muốn có được nét chữ của ông đồ để mà trưng bày trong nhà, để thưởng ngoạn ngòi bút tài hoa của ông.

- Tài năng của ông đồ được khẳng định bằng lời khen ngợi của mọi người

+ Từng nét bút tung bay trên giấy đỏ khiến cho mọi người phải vỗ tay khen ngợi,

+ Ngòi bút bay bổng "như rồng múa phượng bay" => vô cùng đẹp đẽ.

=> Khổ thơ thứ hai được dựng lên để minh chứng cho tài nghệ cũng như khẳng định tài hoa của ông đồ.

- Ông đồ thời kì này trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đây là thời kì vàng son của những ông đồ viết chữ thuê.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

---/---

Từ Dàn ý Cảm nhận khổ 1 2 bài thơ Ông đồ Top lời giải đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 8 ngắn gọn, chi tiết, hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/03/2021 - Cập nhật : 08/04/2021