Đề bài: So sánh Cảm hứng Chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh qua hai áng thơ trên
Trước cảnh chiều thu, Anh Thơ viết:
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh cảm hứng chiều thu của Anh Thơ và Tế Hanh qua hai áng thơ trên.
Chú thích:
Nữ sĩ Anh Thơ (1921 – 2005) tên thật là Vương Kiều Ân, quê ở tỉnh Hải Dương. Anh Thơ sáng tác từ năm 17 tuổi. Với tập Bức tranh quê, bà được nhận giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Sau đó, bà tham gia viết bài cho báo Đông Tây và một vài báo khác. Giữa lúc phong trào Thơ Mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ như một con đường giải thoát và tự khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Thơ bà thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sông, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của Thơ mới.
Tế Hanh (1921 – 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ thời tiền chiến. Tế Hanh sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đó quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của ông. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương. Sau năm 1945, ông vẫn luôn tiếp tục bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương tha thiết và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
- Mở bài:
Giới thiệu hai áng thơ được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá.
- Thân bài
a. Giống nhau:
- Đề tài và cách chọn phương thức bộc lộ cảm xúc:
++ Đề tài: Bức tranh chiều thu.
++ Cách chọn phương thức bộc lộ cảm xúc:
Nhân vật trữ tình: Cùng chọn nhân vật trừ tình ẩn danh để khách quan hoá cái nhìn và cảnh chiều thu.
Góc nhìn: Góc nhìn từ trên xuống dưới, từ gần đến xa.
Hình thức thể hiện: Mỗi áng thơ giống như một bức tranh tứ tuyệt xinh xăn.
b. Khác nhau:
+ Những bức tranh chiều thu mang sắc thái khác biệt:
++ “Chiều thu” của Anh Thơ:
• Một bức tranh mây tối sẫm.
• Thời gian như ngưng đọng.
++ “Chiều thu” của Tế Hanh:
• Một bức tranh hiện lên với bầu trời xanh cao rộng.
• Thời gian có sự vận động.
+ Mỗi bức tranh chiều thu chứa chở một tâm tư:
++ “Chiều thu” của Anh Thơ:
• Theo chiều không gian để đắm sâu trong cái tĩnh tại của cảnh;
• Yêu mến thiên nhiên, tâm hồn tinh tế của nhà thơ đã hoà điệu trong nỗi niềm hoang hoải vô cớ thấm sâu trong từng tạo vật.
• Gửi vào trong áng thơ nhỏ nỗi sầu buồn man mác.
++ “Chiều thu” của Tế Hanh:
• Khi theo chiều không gian, khi theo chiều thời gian để lắng nghe sự sống đang chuyển động không ngừng.
• Cả áng thơ thấm đẫm tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với con người.
• Gửi trong từng ý thơ niềm hân hoan, vui sướng, niềm hạnh phúc ngập tràn, và niềm tin mãnh liệt vào ánh sáng tươi mới của tương lai.
+ Những bức tranh thu được diễn tả bằng hình thức nghệ thuật độc đáo:
++ Từ ngữ: Một áng thơ dùng từ láy để tả không gian, từ đó, khắc sâu sự vận động (“Chiều thu” của Tế Hanh), một áng dùng từ láy chỉ thời gian để nhấn mạnh cái tĩnh lặng của không gian (Chiều thu của Anh Thơ).
++ Hình ảnh thơ: Một áng thiên về những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé (“Chiều thu” của Anh Thơ); một áng hướng về những hình ảnh rộng lớn, mênh mông (“Chiều thư” của Tế Hanh).
++ Thể thơ: Một áng chọn thể 7 chữ ((“Chiều thu” của Tế Hanh), một áng chọn thể 8 chữ ((“Chiều thu” của Anh Thơ).
++ Giọng điệu: Một áng thơ mang giọng điệu da diết, u buồn ((“Chiều thu” của Anh Thơ); một áng thơ mang giọng điệu tươi vui, tràn đầy tin tưởng (“Chiều thu” của Tế Hanh).
- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:
+ Tương đồng:
++ Mùa thu là cảm hứng muôn đời của thi nhân, thu đẹp thường đánh thức những rung cảm sâu xa.
++ Cả hai tâm hồn đều yêu tha thiết mùa thu và yêu quê hương xứ sở
++ Mỗi nhà thơ mang những suy tư riêng, những cảm quan riêng, mỗi bức tranh chiều thu được nhìn bằng con mắt nghệ thuật riêng.
+ Khác biệt:
++ Mỗi nhà thơ thuộc về một thời đại khác nhau: Anh Thơ mang cái tôi Thơ mới, đem nỗi buồn thời thế gửi vào trong thơ, trong khi đó Tế Hanh nhìn chiều thu bằng con mắt của một nhà thơ Cách mạng tràn đầy khí thế và tình yêu đời, tràn đầy tin tưởng vào tương lai.
- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Mỗi áng thơ là một góc nhìn khác nhau về vẻ đẹp trên mảnh đất hình chữ S thân thương.
+ Mỗi áng thơ là minh chứng cho một tài năng khác nhau. Đó cũng chính là nguồn gốc cho sự phong phú và sự hấp dẫn vô tận của văn chương.
- Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai áng thơ.
- Có thể nêu những ấn tượng của bản thân .
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân