logo

So sánh bức tranh mùa xuân qua 2 bài thơ Nụ cười xuân của Xuân Diệu với Xuân sớm của Tố Hữu

icon_facebook

Đề bài: Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá bức tranh mùa xuân qua hai đoạn thơ sau:

“Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui
Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời
Sao buổi đầu xuân êm ái thế!
Cánh hồng kết những nụ cười tươi”

(Trích Nụ cười xuân , Xuân Diệu , in trong tậpThơ Xuân Diệu, NXB Văn học, năm 2023)

“Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng chẳng ngỡ ngàng” 

(Trích Xuân sớm , Tố Hữu , in trong tập Tố Hữu Thơ và đời, NXB Văn học, năm 2012)

So sánh bức tranh mùa xuân qua 2 bài thơ Nụ cười xuân của Xuân Diệu với Xuân sớm của Tố Hữu

Bài làm

Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn hai đoạn thơ và nêu cơ sở để cảm nhận, so sánh, đánh giá.

Thân bài

Điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ:

- Tương đồng: 

+ Cùng lấy đề tài là mùa xuân với sự giao thoa, hòa quyện giữa trời xuân và con người; nhân vật trữ tình cùng thể hiện những cảm nhận tinh tế về mùa xuân, nắm bắt được những khoảnh khắc tươi mới, tràn đầy sức sống của mùa xuân. 

+ Sử dụng thể thơ 7 chữ; ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc, kết hợp các từ láy; biện pháp tu từ nhân hóa; giọng thơ tha thiết, ngợi ca…

=>Sự tương đồng do có sự đồng điệu về tâm hồn trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.

- Khác biệt: 

+ Trong Nụ cười xuân, mùa xuân mang vẻ đẹp thuần khiết, tập trung vào sự hài hòa của thiên nhiên và vẻ đẹp dịu dàng của người thiếu nữ trong không gian xuân; thể hiện niềm hân hoan của con người khi tận hưởng mùa xuân; sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, trữ tình, lãng mạn. 

+ Trong Xuân sớm, mùa xuânmang không khí hùng tráng, vui tươi, hài  hòa giữa lao động và chiến đấu, giữa sự dịu dàng và kiên cường; thể hiện sự ngợi ca sức sống mãnh liệt và tinh thần dân tộc của người Việt; sử dụng ngôn ngữ dung dị, gần gũi, đời thường.

-> Sự khác biệt do hai nhà thơ thuộc hai thời đại, có quan điểm thẩm mĩ và phong cách thơ khác nhau.

- Đánh giá: Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai đoạn thơ viết về mùa xuân đối với người đọc bao thế hệ; ý nghĩa của việc cảm nhận hai đoạn thơ từ góc độ so sánh.

Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bẩn thân về các đoạn thơ.

icon-date
Xuất bản : 04/04/2025 - Cập nhật : 04/04/2025

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads