logo

Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng


Tham khảo Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Qua các dàn ý sau đây sẽ giúp các bạn nắm được những ý chính và cách triển khai các luận điểm nhằm hoàn thiện bài viết một cách hoàn chỉnh nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng - Mẫu số 1

Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng (ngắn gọn, hay nhất)

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ - một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.

- Khái quát tâm trạng: Trong tác phẩm, trung tâm chính là tâm trạng con hổ trước thực tại tầm thường và quá khứ vàng son, qua đó nói về chính những con người Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Tâm trạng tủi nhục, phẫn uất, chán ghét khung cảnh thực tại.

- Tác giả diễn tả trực tiếp tâm trạng con hổ bằng một loạt động từ mạnh:

    + “Gậm một khối căm hờn”: Động từ “gậm” gợi ra sự gặm nhấm dần dần, từ từ từng chút một, không phải là một nỗi căm hờn mà là một “khối”. Câu thơ gợi ra tâm trạng tù túng, bế tắc của con hổ khi bị giam cầm.

    + Một loạt các động từ mạnh thể hiện sự khinh thường: “khinh”, “ngạo mạn”, “ngẩn ngơ”, “ giương mắt”,…

    + Những từ ngữ diễn tả trực tiếp tâm trạng: “nhục nhằn”, “làm trò”, “chịu”.

⇒ Tâm trạng phẫn uất, chán ghét đến tột đỉnh khi bị giam cầm, bị coi làm trò đùa cho lũ người nhỏ bé tầm thường của con hổ - biểu tượng của rừng xanh oai linh.

- Tâm trạng chán ghét, khinh thường sự tầm thường, giả dối của thực tại:

    + “ôm nỗi uất hận ngàn thâu”: Tâm trạng phẫn uất, căm hận của con hổ như được đẩy lên đến đỉnh điểm khi chứng kiến những cảnh tầm thường, giả dối trước mắt: “ghét những cảnh…”

Luận điểm 2: Tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung khi nhớ về quá khứ vàng son ở chốn sơn lâm

- Tiếp tục sử dụng từ ngữ bộc lộ trực tiếp tâm trạng: “tình thương nỗi nhớ”, “ngày xưa”, “nhớ”

- Hình ảnh con hổ khi còn là chúa tể rừng xanh được khắc họa lại bằng một loạt những hình ảnh cụ thể, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “ vờn bóng”, “quắc”, thể hiện sự uy nghiêm, lẫm liệt, xứng đáng là “chúa tể cả muôn loài”.

- Nhớ về quá khứ, con hổ nhớ về những kỉ niệm chốn rừng xanh với tâm trạng nuối tiếc.

    + Điệp từ “nào đâu”, điệp cấu trúc kết hợp với một loạt câu hỏi tu từ cùng các hình ảnh có giá trị gợi cảm cao: “những đêm vàng” – “ta say mồi”, “những ngày mưa” – “ta lặng ngắm”, “ những bình minh” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “những chiều” – “ta đợi chết…”.

    + Câu cảm thán cuối đoạn “than ôi!” kết hợp với câu hỏi tu từ “thời oanh liệt nay còn đâu?” như một lời than thở, tiếc nuối cho chính số phận mình.

Luận điểm 3: Khao khát được tự do của con hổ

- Sống trong cũi sắt, chứng kiến những điều chán ghét tầm thường, con hổ khao khát được trở về với đại ngàn sâu thẳm, trở về với tự do, với thân phận đáng có của nó. Dù chỉ là trong giấc mộng, con hổ cũng muốn đưa hồn mình trở về với núi non

    + Câu cảm thán cuối bài vừa thể hiện sự tiếc nuối, vừa thể hiện khao khát tự do mãnh liệt đang bùng cháy trong lòng con hổ.

- Thông qua tâm trạng con hổ, tác giả muốn nói về tâm trạng của hàng nghìn thanh niên yêu nước Việt Nam đang phải chịu sự kìm kẹp, giam lỏng của bọn thực dân, đó là tâm trạng khinh thường, chán ghét sự giả dối, xảo trá của giặc, đó là nỗi nhớ, niềm tự hào về quá khứ, về độc lập dân tộc, và là khao khát tự do, phá nát cái gọng kìm của bọn thực dân.

C. Kết bài:

- Khái quát lại tâm trạng con hổ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

- Liên hệ, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thế Lữ


Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng - Mẫu số 2

a. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.

- Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” (1935). “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào thơ mới.

- Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ.

b. Thân bài

- Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú

- Niềm căm uất “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).

- Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4).

- Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5)

- Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.

- Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.

c. Kết bài

Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do.Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ.

---/---

Trên đây là Dàn ý cảm nhận con hổ trong Nhớ rừng do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 20/03/2021 - Cập nhật : 20/03/2021