logo

Đặc trưng của văn học trung đại

Câu trả lời chính xác nhất: Văn học trung đại là một chủ đề bao quát, chủ yếu gồm các hoạt động sáng tác và phê bình những tác phẩm truyền lại bằng văn bản hoặc trí nhớ. Đặc trưng của văn học trung đại nước ta là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo; văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm; thơ phát triển hơn văn xuôi;...

Để giúp các bạn có thể hiểu hơn về văn học trung đại cũng như Đặc trưng của văn học trung đại, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.


1. Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng của văn học trung đại

Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc.

>>> Tham khảo: Lực lượng sáng tác của văn học trung đại


2. Tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam

Giai đoạn này, văn học nước ta phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử của dân tộc, tuy vậy không phải các thời kỳ văn học đều trùng khít với thời kỳ lịch sử.

Đặc điểm nổi bật của văn học lúc này là nền văn học phát triển trong môi trường xã hội phong kiến. Chính vì vậy, văn học lúc này chịu sự chi phối của quan niệm tư tưởng nghệ thuật phong kiến.

Các giai đoạn văn học Việt Nam thời trung đại

Từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XV.

Từ đầu thế kỷ XVI đến hết nửa đầu thế kỷ XVII.

Nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Nửa cuối thế kỷ XIX.


3. Đặc trưng của văn học trung đại

Đặc trưng của văn học trung đại

* Chủ nghĩa yêu nước nhân đạo

Về chủ nghĩa yêu nước

Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.

Yếu tố lịch sử này đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn.

Chủ nghĩa nhân đạo

Trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, văn học trung đại Việt Nam vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:khát vọng hoà bình, những nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp. Chủ nghĩa nhân đạo cũng thể hiên ở việc đấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.

* Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm

>>> Tham khảo: Thành tựu văn học trung đại?

Từ khi văn học sử dụng chữ Nôm, loại chữ này ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Ngoài ra, chữ Hán cũng có ảnh hưởng lớn đến văn học thời Lý, Trần.

Văn học chữ Nôm phát triển khẳng định ý thức quần chúng ngày càng phát triển, thể hiện lòng tự hào và ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa đất nước trước âm mưu của kẻ thù.

Việc sử dụng chữ Nôm trong các tác phẩm văn học không phổ biến trong triều đại Lý Trần. Tuy nhiên, từ thế kỷ 15 trở đi, chữ Nôm mới được đưa vào các tác phẩm văn học. Thành công này là tiền đề của con đường phát triển của văn học chữ Nôm đỉnh cao.

* Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

– Tính trang nhã cũng là đặc điểm của văn học trung đại, thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái đời thường, bình dị; ở hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc; ở ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên, gần với đời sống.

– Trong quá trình phát triển của văn học trung đại, xu hướng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trang trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

* Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian

Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.

Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn.  Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc.

* Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm

Từ khi được sử dụng để sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học thời Lý Trần.

Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao, biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng hóa của kẻ thù.

* Thơ phát triển sớm hơn văn xuôi

Dưới thời trung đại, văn chính luận mang là công cụ chủ yếu của nhà nước phong kiến. Những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.

Thể thơ được sử dụng phổ biến trong văn học trung đại là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Đây chính là lý do mà thể loại này thống trị thi đàn văn học trung đại.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn phần tìm hiểu về Đặc trưng của văn học trung đại và một số kiến thức mở rộng liên quan tới văn học trung đại nước ta. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022