logo

Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản?

Câu hỏi: Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản?

Trả lời

Một số cước chú, tỉnh lược trong các văn bản đã học:

a) Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới:

(*) Nhan đề do người biên soạn sách giáo khoa đặt

(1) Ngọc Hoàng: còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế, vua trên trời. Những danh xưng này được đặt ra và cố định hóa ở thời trung đại, trong quá trình thần trụ Trời được tôn giáo hóa.

b) Tê-dê:

Chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiện quan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”

c) Hiền tài là nguyên khí của quốc gia:

[…] Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng:

* Vai trò của trích dẫn tài liệu đúng cách

Giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nguồn của tài liệu được trích dẫn nếu họ muốn.

Một bài viết được lập luận chặt chẽ với nhiều kiến thức bổ trợ được trích dẫn từ các nguồn uy tín sẽ tăng thêm tính xác thực cho lập luận trong bài viết.

Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản?

Cho thấy có sự nghiên cứu sâu trong lĩnh vực liên quan của đề tài.

Cuối cùng, rất quan trọng, việc trích dẫn tài liệu tham khảo một cách chính xác, đúng nguyên tắc sẽ giúp bài luận của bạn tránh khỏi các vấn đề liên quan đến đạo văn.

Trích dẫn tài liệu tham khảo cũng giúp cải thiện kỹ năng viết của bạn. Việc lựa chọn cách thức trích dẫn gián tiếp sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề trong tác phẩm gốc để diễn tả lại theo cách viết của mình sẽ giúp người viết nâng cao khả năng diễn đạt của mình. Bên cạnh đó, với người viết báo cáo còn phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin;

* Một số lưu ý cơ bản khi sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Nhật…). Các tài liệu nước ngoài phải được giữ nguyên văn, không phiên dịch, không phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài nhưng không phổ biến, ít người Việt biết thì có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.

Khi sắp xếp phải chú ý đến thứ tự ABC họ tên tác giả luận văn theo quy định của từng quốc gia:

+ Tác giả nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ.

+ Tác giả Việt Nam: Xếp thứ tự theo tên.

+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên đơn vị xuất bản hay ban hành. Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo => Xếp vào vần B, Tổng cục thống kê => xếp vào vần T…

>>> Xem trọn bộ: Thực hành tiếng việt SGK 10 trang 112

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022