logo

Tiền triều là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Tiền triều là một từ Hán việt có nghĩa là đời trước.

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về từ Hán việt cũng như nghĩa của một số từ Hán việt nhé!


1. Từ Hán việt là gì?

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.

Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

Tiền triều là gì?

2. Đặc điểm từ Hán việt

Hiện nay, trong từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt được sử dụng. Chúng mang rất nhiều ý nghĩa, biểu cảm, sắc thái cũng như phong cách khác nhau. Sắc thái này thường mang những ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Ví dụ như: cây cổ = thảo mộc, hộc máu = thổ huyết,…

Từ Hán Việt này sẽ được sử dụng để thể hiện sắc thái cũng như biểu cảm, có nghĩa là thể hiện về mặt cảm xúc. Chẳng hạn như băng hà = chết, quân phu – chồng,…Đặc biệt là đối với nhiều từ Hán Việt sẽ mang nhiều sắc thái phong cách cung được sử dụng một cách riêng biệt hơn.

Đặc biệt là chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực chính luận, hành chính và khoa học. Trong tiếng Việt chúng có sắc thái được diễn đạt một cách bình thường hơn và đơn giản hơn. Chẳng hạn như thiên thu = ngàn năm, anh em = huynh đệ,…


3. Phân loại từ Hán việt

Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại sau đó là: từ Hán Việt, từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa. Cụ thể:

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt trước thời nhà Đường.

VD: Từ “bố” với âm Hán Việt là “phụ”, từ “xưa” có âm Hán Việt Cổ là “sơ”, từ “chè” trong âm Hán Việt là “trà”,…

Từ Hán Việt

Từ Hán Việt là những từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến thời gian đầu thế kỷ X. Nghĩa là, từ Hán Việt cổ sẽ bắt nguồn tiếng Hán trước thời nhà Đường, còn tiếng Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán từ thời nhà Đường trở đi.

VD: các từ như gia đình, tự nhiên, lịch sử,…

Từ Hán Việt Việt hóa

Từ Hán Việt Việt Hóa là các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên và nó có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn về những trường hợp này.

Ví dụ như: từ “gương” âm Hán Việt là “kính”, còn “góa” âm Hán Việt là “quả”, “vợ” với âm Hán Việt là từ “phụ”, cầu trong “cầu đường” với ấm Hán Việt là “kiểu”,….


4. Một số từ Hán việt

* Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

- “Tiên triều”: đời trước

* Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

- “Hàn sĩ”: học trò

- “Khoan dung”: lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải.

- “Hiếu sinh”:quý trọng sinh mệnh, tránh những hành động gây hại đến sự sống muôn loài.

* Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

- “Nghĩa khí”:chí khí của người hay làm việc nghĩa.

* Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

- “Hoài bão tung hoành”: ấp ủ trong lòng những điều lớn lao, tốt đẹp, mạnh mẽ.

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về tiền triều là gì?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022