logo

Công thức mở bài nghị luận văn học

Để có một bài văn nghị luận văn học cuốn hút thì chúng ta phải có cách mở bài thật hay và dẫn dắt người đọc thật lôi cuốn. Bạn có thể mở bài gián tiếp hoặc mở bài trực tiếp miễn sao mở bài đó làm người đọc hứng thú. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách mở bài cho bài nghị luận của mình. Dưới đây là tổng hợp Công thức mở bài nghị luận văn học được Toploigiai sưu tầm, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!


1. Công thức mở bài nghị luận văn học

Bài mẫu 1

Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc sống con người? Văn chương kỳ diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thực vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả A đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm B. Ở đó, độc giả chắc chắn không thể nào quên được ..(vấn đề nghị luận).

Bài mẫu 2

Có thể nói văn học thời kì là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách nhiệm xã hội đó, mặc nhiên tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học. Phẩm chất yêu nước ấy có từ văn học của cha ông qua các thời đại, mỗi khi dân tộc đứng trước họa xâm lăng, nhưng đến văn học giai đoạn chống Mỹ được thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất, biến thành sức mạnh vật chất cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tồ quốc. Và ở đó ngời sáng vẻ đẹp của những chiến sĩ anh dũng, kiên cường, một lòng hướng về dân tộc. Người đọc có thể sống trọn với những ngày tháng hào hùng ấy qua hình ảnh người lính……trong tác phẩm……của………

Bài mẫu 3

Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật diệu kỳ, nó đi sâu vào tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh của ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi đọc tác phẩm, người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn/ đoạn thơ thể hiện ..(vấn đề nghị luận).

Bài mẫu 4

Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhất ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn/nhà thơ……..không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua hình tượng nhân vật………. với đầy những áp bức, bóc lột và bất công nhưng trên hết những người nông dân ấy vẫn giữ trọn vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn.

Công thức mở bài nghị luận văn học

Bài mẫu 5

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/ nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với tác phẩm B, ta bắt gặp... (vấn đề nghị luận) đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Bài mẫu 6

Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữ văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn đề tài - không bao giờ với cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm ...của nhà thơ ..., ta thấy được. (nội dung vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, tác phẩm ...vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua thời gian.

Bài mẫu 7

Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà văn/nhà thơ A đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ nên... (vấn đề nghị luận)

>>> Tham khảo: Những kết bài nghị luận văn học hay nhất


2. Công thức viết mở bài dạng bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm, một đoạn thơ hay, một đoạn trích

Bài mẫu 1

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn ABC đã làm được điều đó. Nhân vật XYZ của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một … ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)

Ví dụ: Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn Tô Hoài đã làm được điều đó. Nhân vật “Mị” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một cô gái bên ngoài câm lặng, nhẫn nhục mà bên trong tiềm ẩn sức sống mãnh liệt…

Bài mẫu 2

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm... của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.

Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)

Bài mẫu 3

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm ABC của nhà văn/ nhà thơ XYZ là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn….

Bài mẫu 4

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn… Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..

Bài mẫu 5

Không có tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bóc lột, những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm... của nhà văn... cứ nhẹ nhàng diễn ra trên từng trang viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những cái bình thường, lặng lẽ ấy qua ngòi bút tinh tế, giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả để lại ấn tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng vô cùng.

>>> Tham khảo: Nghị luận văn học có mấy dạng và cách làm bài văn nghị luận

-----------------------------------

Như vậy Toploigiai đã sưu tầm một số công thức mở bài nghị luận văn học. Đây là những mẫu mở bài hay và cuốn hút người đọc giúp bạn mở bài một cách nhanh chóng và không mất thời gian khi làm các bài thi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022